Trầm Cảm Nặng: Dấu Hiệu Và Nguy Cơ Tự Sát

Chia sẻ

Trầm cảm lâu năm không chỉ gây gây nên những ảnh hưởng về mặt tinh thần mà còn ảnh hưởng đến thể chất của người bệnh. Tác hại là vậy nhưng lại không ít người lựa chọn việc che giấu bệnh tật và chấp nhận “sống chung với lũ”.  Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân trầm cảm nặng có thể nghĩ quẩn và có nguy cơ tự sát.

Bệnh trầm cảm là nguyên nhân của hơn 50% trường hợp tự sát. Theo các thống kê, tuy nam giới ít bị trầm cảm hơn, nhưng khi rơi vào trầm cảm, xu hướng tự sát lại cao hơn.

Những bệnh nhân trầm cảm nguy cơ tự sát cao đa số ở hai nhóm chính:

      _  Nam giới, trên 50 tuổi, sống ở nông thôn.

      _  Nữ giới, trẻ tuổi, sống ở thành thị.

Bệnh trầm cảm là nguyên nhân của hơn 50% trường hợp tự sát

Ý đồ tự sát nhiều hơn khoảng 10 – 12 lần so với hành vi tự sát. Nguy cơ cao ở những người đã từng tự sát hoặc người cùng huyết thống từng tự sát, trầm cảm, nghiện rượu, cũng như ở những người sống cô lập với xã hội. Tự sát có thể đột ngột hoặc được chuẩn bị trước, âm thầm hoặc báo trước.

Nguyên nhân gây ra trầm cảm nặng

Nguyên nhân chính xác dẫn đến trầm cảm chưa được xác định rõ, nhưng từ những biểu hiện của người mắc trầm cảm, có thể nêu ra một số nguyên nhân chủ yếu như sau:

      – Yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ mắc bệnh trầm cảm thì nguy cơ mắc bệnh ở con cái cũng cao hơn người bình thường.

      – Giới tính: Theo các nghiên cứu, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh trầm cảm cao gấp 2 lần so với nam giới. Nguyên nhân là do phụ nữ thường phải gánh vác nhiều hơn như công việc xã hội, gia đình, áp lực dồn nén, con cái không có thời gian chia sẻ, cũng như thời gian chăm sóc bản thân,…

Mất ngủ thường xuyên dễ bị trầm cảm

     – Stress kéo dài: Căng thẳng và stress kéo dài sẽ làm mất cân bằng tâm lý, gặp phải sang chấn về tâm lí như mất người thân hay gặp phải những chuyện quá shock cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

     – Do ảnh hưởng bởi một số bệnh: Chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não, sa sút trí tuệ,…cũng dễ mắc bệnh trầm cảm.

     –  Mất ngủ thường xuyên: Khi đã bị bệnh trầm cảm đến giai đoạn nặng cần phải được điều trị bệnh để tránh những hậu quả xấu xảy ra.

Dấu hiệu và nguy cơ tự sát

Hầu hết bệnh nhân trầm cảm chủ yếu đều có ý nghĩ về cái chết, nặng hơn là có ý định hoặc hành vi tự sát.  Một số bệnh nhân tự sát ít nghiêm trọng có thể ý định tự sát mới chỉ ập đến (chỉ 1 – 2 phút trước đó) mà trước đó bệnh nhân chưa hề nghĩ đến cái chết. Trường hợp nặng hơn, ý nghĩ tự sát tái diễn (1 hoặc 2 lần/tuần), họ có thể cân nhắc kỹ càng trước khi hành động.

Bệnh nhân có ý định tự sát có thể chuẩn bị vật chất (vũ khí, dao, dây thừng, chất độc, thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột,…) để sử dụng cho hành vi tự sát, địa điểm và thời gian mà họ chỉ có một mình để tự sát thành công.

Động cơ tự sát của bệnh nhân là mong muốn chấm dứt một trạng thái cảm xúc đau khổ, sự tra tấn đang hành hạ cơ thể bệnh nhân trầm cảm. Các bệnh nhân trầm cảm có hành vi tự sát và không có hành vi tự sát có triệu chứng giống hệt nhau. Điểm duy nhất khác biệt ở 2 nhóm bệnh nhân này là những bệnh nhân có ý định tự sát thường có các hành vi tự sát trong tiền sử.

Hãy nói chuyện này cho người thân và bạn bè để chia sẻ cảm xúc

Tuy nhiên, nếu tình trạng trầm cảm của bạn đã kéo dài và ở giai đoạn thật sự tồi tệ. Bạn không biết làm cách nào để tự giải thoát khỏi vòng xoáy trầm cảm. Hãy nói chuyện này cho người thân và bạn bè để chia sẻ cảm xúc, từ đó nhờ họ giúp đỡ cách tốt nhất để cùng bạn vượt qua. Hoặc bạn cũng có thể tìm gặp các bác sĩ, hoặc chuyên gia tâm lý để có thể nhận được những lời khuyên hữu ích cho căn bệnh của mình.

Hãy gọi ngay đến hotline 0909. 105. 417 hoặc 0962. 158 . 661. Chuyên gia tư vấn sẽ giải đáp hết những thắc mắc của bạn về thuốc cũng như những kiến thức bổ ích cho bạn về bệnh trầm cảm.

Chúc bạn luôn vui khỏe!

>> Xem thêm: Vì Một Cuộc Sống Không Trầm Cảm Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoDe Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.Com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.