Từ Trầm Cảm Đến Ý Định Tự Tử Để Giải Thoát Bản Thân

Chia sẻ

Chào bạn!

Cần đính chính lại rằng trầm cảm không phải là một cơn buồn chán vu vơ, có thể hết sau vài ngày, mà nó được coi là một căn bệnh của thế kỷ.

Trầm cảm thật sự đáng sợ. Bạn có thể so sánh nó với ung thư thứ mà mọi người cảm thấy kinh hãi nhất. Ở người bệnh ung thư, nếu họ có ý chí và nghị lực sống thì dù cơ hội chỉ đến 1% họ vẫn khao khát được sống. Nhưng trái lại ở người mắc trầm cảm, họ chán ghét mọi thứ, thậm chí là chính cả bản thân mình. Họ không thiết tha gì với cuộc sống hiện tại, cô độc, tinh thần suy sụp, không lối thoát khiến họ luôn muốn tìm đến cái chết.

Tự tử vì trầm cảm

Trong thực tế hiện nay, có không ít trường hợp vì không thể kiểm soát trầm cảm dẫn đến tự sát như:

Một bà mẹ trẻ đang mang thai đứa con 7 tháng tuổi của mình vì sự vô tâm và thờ ơ của Chồng và gia đình mà chọn cách nhảy cầu tự vẫn giết chết cả mẹ lẫn con.

Một cậu học sinh chỉ mới học cấp 2 nhưng vì thiếu sự đùm bọc, quan tâm của cha mẹ, thường xuyên bị bạo hành bởi bạn học chọn cách thắt cổ bằng khăn quàng đỏ để kết liễu cuộc đời mình.

Hay thậm chí 1 ca sĩ nỗi tiếng bị mất mục đích và niềm trong cuộc sống, chán ghét bản thân chọn cách giải thoát cho mình bằng việc đốt lò than trong phòng kín gây ngộ độc khí CO dẫn đến tử vong…

Đùng phán xét, bạn thấy đó, những sự việc này đang diễn ra hàng ngày, hàng ngày xung quanh chúng ta một cách thật đáng sợ. Vậy tại sao người trầm cảm lại có những hành vi tiêu cực như vậy?

Tại sao người trầm cảm có hành vi tự sát ?

Đầu tiên phải nhắc đến đó là guồng quay cuộc sống, gây nên những rối loạn tâm lý ở người bệnh. Khởi đầu chỉ là lo lắng, bất an, căng thẳng ở mức thông thường mà không một ai để ý đến. Tuy nhiên, rất nhanh chóng, trầm cảm dần dần từng ngày, từng ngày gặm nhấm và nuốt chửng lấy bạn.

Người bị trầm cảm rất sợ bị người ngoài phát hiện mình bị bệnh nên thường cố tỏ ra mình là 1 người bình thường. Họ suy nghĩ rất nhiều về những lời nói người khác dành cho mình, đặc biệt là những đánh giá tiêu cực khiến họ tự dằn vặt bản thân. Vì vậy họ thường che giấu cảm xúc của bản thân, luôn sống với hai bộ mặt hoàn toàn trái ngược mà không thể chia sẻ với bất kỳ ai khiến họ rất mệt mỏi.

Trong những cuộc nói chuyện họ không kiểm soát được hành vi, cảm xúc dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, dễ nóng giận, cáu gắt, đẩy mọi người ra xa làm mất đi các mối quan hệ và dần bị cô lập.

Thêm vào đó là cảm giác chán ghét bản thân, mất hứng thú với cuộc sống kéo dài thường xuyên, làm cho mọi thứ trở nên thật vô vị. Mỗi ngày đến với họ như 1 ngày kinh hoàng và chuỗi ngày ấy cứ diễn ra khiến cảm giác như cả thế giới sụp đổ.

Họ buồn tủi, tuyệt vọng và mất cảm xúc, tự trách móc, hành hạ bản thân, cảm thấy mình thật tội lỗi và dần mất mục đích trong cuộc sống.

Họ muốn thoát khỏi cái bóng trầm cảm, nhưng dường như càng cố gắng thì càng lún sâu vào tưởng như có một thứ gì giữ chặt khiến họ không thể nào chống lại được. Và cuối cùng là dẫn đến hành vi tự sát để giải thoát.

Việc tốt nhất cần làm cho người bệnh trầm cảm đó là lắng nghe và thấu hiểu.

Trầm cảm rất nguy hiểm nếu không biết cách chế ngự nó. Bạn không nên chỉ trích, phán xét, phê bình và xa lánh người bệnh. Cũng không nên nói quá nhiều, quan tâm thái quá và đưa ra lời khuyên cho họ vì bạn chưa đủ chuyên môn để làm điều đó. Việc tốt nhất cần làm đó là đưa người bệnh đến gặp bác sĩ tâm lý, lắng nghe và thấu hiểu những gì mà họ chia sẻ.

Nếu bạn có thắc mắc về trầm cảm và giải pháp điều trị, vui lòng gọi đến PyLoRa theo số 0909.105.417 hoặc 0962.158.661.

Chúc bạn luôn vui khỏe!

>> Xem thêm: Vì Một Cuộc Sống Không Trầm Cảm Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoDe Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.Com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.