Viêm Đường Tiết Niệu Trên Và Dưới Là Gì?

Chia sẻ

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu do vi khuẩn gây nên. Viêm đường tiết niệu không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nhưng mang lại phiền toái không nhỏ cho họ. Viêm đường tiết niệu được chia làm 2 loại: Viêm đường tiết niệu trên và dưới.

I. Viêm đường tiết niệu trên và dưới là gì?

– Viêm đường tiết niệu trên: Đây là loại viêm nhiễm đường tiết niệu ảnh hưởng nhiều đến niệu quản và thận. Chứng bệnh nhiễm trùng này được gọi là viêm thận hay nhiễm trùng thận.

Nhiễm trùng đường tiết niệu trên xảy ra khi vi khuẩn di chuyển ngược từ bàng quang lên thận. Đôi khi bệnh là do vi khuẩn từ khác vùng khác trên cơ thể xâm nhập thận qua đường máu.

– Viêm đường tiết niệu dưới (hay còn gọi là viêm bàng quang hay nhiễm trùng bàng quang): Viêm đường tiết niệu dưới thường do các vi khuẩn trong ruột gây ra. Những vi khuẩn này lây lan từ hậu môn đến niệu đạo và bàng quang rồi phát triển, xâm chiếm mô gây nên nhiễm trùng.

II. Biến chứng của viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu tuy không đe dọa nghiêm trọng sức khỏe của con người nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng rất nguy hiểm. Sau đây là một số biến chứng thường gặp ở viêm đường tiết niệu:

1. Mất khả năng chống trào ngược của đường tiết niệu

Hệ tiết niệu có khả năng không cho nước tiểu đi ngược từ dưới lên trên. Viêm đường tiết niệu lâu ngày sẽ làm mất khả năng co bóp của các cơ thắt tại các khúc nối, làm nước tiểu đi ngược từ dưới lên trên mang theo các vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài vào cơ thể.

2. Rò mủ ở cơ quan lân cận

Nếu viêm đường tiết niệu không được chữa trị kịp thời sẽ kéo theo các biến chứng vô cùng nguy hiểm như: Thận mủ, áp xe thận,…. Mủ có thể vỡ ra và rò sang các cơ quan lân cận khác như: Đại tràng, gan, màng phổi,… gây nhiễm trùng ổ bụng.

3. Giảm chức năng thận

Viêm đường tiết niệu lâu ngày sẽ khiến các tổ chức thận bị xâm nhiễm, nhiều tế bào xơ và mỡ có thể bị tổn thương vĩnh viễn kéo theo chức năng thận kém, suy thận, huyết áp cao,…

4. Sỏi tiết niệu

Khi viêm đường tiết niệu, U-rê trong nước tiểu bị phân hủy thành Ammoniac và Cacbondioxit làm kiềm hóa nước tiểu, sinh ra sỏi tiết niệu.

5. Vô sinh

Viêm đường tiết niệu lâu ngày ở nam giới làm hẹp và tắc đường dẫn tinh, có nguy cơ vô sinh.

III. Viêm đường tiết niệu nên ăn gì?

– Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể thanh lọc chất độc hại và giảm tình trạng viêm đường tiết niệu.

– Vi khuẩn gây nhiễm trùng ở đường tiết niệu không thể sống trong môi trường nhiều Axit, vì thế hãy bổ sung Vitamin C bằng cách ăn nhiều ớt chuông, chanh, cam,…

– Thường xuyên uống các loại trà thảo dược như: Trà gừng, bạc hà, giúp loại bỏ các độc tố và vi khuẩn khi bị viêm đường tiết niệu.

– Tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh và trái cây tươi.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong việc điều trị bệnh viêm đường tiết niệu. Hãy bảo vệ sức khỏe của mình trước khi quá muộn bạn nhé!

>>XEM THÊM: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Viêm Tiết Niệu Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoGy Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.