5 Tác Dụng Phụ Đáng Lưu Ý Khi Dùng Thuốc Chống Loạn Nhịp Tim Nhóm III

Chia sẻ

Mặc dù các loại thuốc chống loạn nhịp như Amiodaron có tác dụng điều trị rối loạn nhịp tim hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc cũng gây ra một số tác dụng phụ đáng lưu ý, có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

1. Tác động lên tim, gây loạn nhịp

Sử dụng thuốc kéo dài có thể làm chậm nhịp tim, nhất là đối với những người bệnh suy nút xoang. Ngoài ra, thuốc có thể làm tăng thêm tình trạng loạn nhịp hoặc xuất hiện những dạng loạn nhịp mới.

2. Tác động lên phổi, suy hô hấp

Nhiều bệnh nhân sử dụng Amiodaron chống loạn nhịp kéo dài có thể có các triệu chứng như: Mệt mỏi, khó thở, ho khan. Nặng hơn khiến cơ thể suy nhược, chán ăn và tâm lý bất ổn, hoang mang.

3. Ảnh hưởng chức năng tuyến giáp

Các kết quả xét nghiệm về chức năng tuyến giáp có thể bị sai lệch khi sử dụng Amiodaron. Bởi bản thân Amiodaron chứa hàm lượng I – ốt có thể gây thiểu năng hoặc cường năng tuyến giáp, các triệu chứng xuất hiện rõ rệt sau 2 tháng dùng thuốc. Người bị bệnh tuyến giáp nên thận trọng điều trị bằng thuốc này.

4. Tác động lên mắt

Khoảng 10% bệnh nhân sử dụng Amiodaron sẽ bị rối loạn thị giác, cảm giác mắt bị mờ và ngại tiếp xúc với ánh sáng. Nếu dùng kéo dài trên 1 năm dễ khiến mắt bị khô hoặc lắng đọng giác mạc.

5. Tác động lên da

Có thể nhận thấy người sử dụng Amiodaron lâu ngày xuất hiện một số hiện tượng lạ trên da như tái xanh hoặc tái xám. Nguyên nhân là do Amiodaron  khiến cơ thể quá mẫn cảm với ánh sáng.

Ngoài những tác dụng phụ trên, Amiodaron còn tác động đến hệ tiêu hóa, gây ra hiện tượng chán ăn, tăng men gan hoặc căng thẳng, Stress.

Bạn nên thận trọng trong việc điều trị loạn nhịp bằng loại thuốc trên.

>>XEM THÊM: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Rối Loạn Nhịp Tim Với Bộ Ba Dược Thảo PyLoRay Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.