Ảnh Hưởng Của Bệnh Cường Giáp Đến Thai Phụ

Chia sẻ

Cường giáp là tình trạng hoạt động quá mức của tuyến giáp dẫn đến sản xuất Hormon tuyến giáp T4 và/hoặc T3 nhiều hơn bình thường làm gia tăng nồng độ Hormone lưu hành trong máu, từ đó gây ra những tổn hại về mô và chuyển hoá. Vậy khi mang thai bị cường giáp có những ảnh hưởng gì đến thai phụ và có nguy hiểm không, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Ảnh hưởng của bệnh cường giáp ở thai phụ đến thai nhi

Có khoảng 3 đến 4% phụ nữ khi mang thai bị rối loạn chức năng tuyến giáp. Các rối loạn này có thể tồn tại từ trước nhưng đa số là xuất hiện sau khi có thai. Dù xuất hiện từ trước hay sau nhưng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời thì đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả người mẹ và thai nhi.

Trong 13 tuần đầu tiên của thai kỳ thì thai nhi chưa có tuyến giáp nên thai nhi phát triển phụ thuộc hoàn toàn vào lượng Hormone tuyến giáp của người mẹ cung cấp qua nhau thai. Đây chính là thời kỳ hình thành và phân chia các cơ quan trong giai đoạn này nếu bị thiếu Hormone thì biến chứng rất nặng nề cho cả mẹ lẫn con đó là: Người mẹ có thể bị tăng huyết áp, suy tim còn với thai nhi thường là sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non và đặc biệt là trẻ đẻ ra bị đần độn, chậm phát triển trí tuệ.

Nhưng nguy hiểm nhất là cơn cường giáp cấp tính lúc chuyển dạ với tỷ lệ tử vong cả mẹ và con lên đến xấp xỉ 100%. Đó là lý do tại sao tất cả các sản phụ nên tầm soát sớm phát hiện điều trị kịp thời khi bị cường giáp cho phụ nữ có thai là hết sức quan trọng.

Bị cường giáp nên sinh thường hay sinh mổ?

Cường giáp mà đặc biệt là bị bướu Basedow nên đẻ thường hay đẻ mổ là một vấn đề mà nhiều chị em khi mắc phải căn bệnh này luôn băn khoăn, trăn trở.

Thai phụ bị bướu Basedow có sinh thường được không còn tùy vào tình trạng cụ thể của từng bà mẹ và sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ. Phần lớn trường hợp Basedow có thể mới xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc ở phụ nữ đã bị Basedow trước đó. Ngoài các triệu chứng kinh điển, người mẹ còn có thể bị đẻ non (sảy thai hoặc buộc mổ bắt con sớm) hoặc tiến sản giật. Mẹ sẽ có nguy cơ cao bị suy tim, nhiễm độc giáp cấp, vì vậy việc tiên lượng sinh mổ (thậm chí khi thai chưa đủ tháng) cho mẹ bị Basedow khá cao nhằm mục đích “cố gắng” bảo toàn tính mạng cho cả mẹ và con.

Bệnh Basedow có thể được cải thiện vào 3 tháng cuối thai kỳ hoặc cũng có thể nặng hơn ở thời kỳ hậu sản. Thông thường phụ nữ bị Basedow sau khi sinh bệnh sẽ nặng lên (thường ở 3 tháng đầu tiên sau sinh), do đó cần tăng liều thuốc kháng giáp trạng trong thời điểm này, đồng thời cần kiểm soát chặt chức năng tuyến giáp.

Tuy nhiên, đứa trẻ có thể bú sữa mẹ nếu bà mẹ được điều trị bằng PTU (Propylthiouracil ) vì PTU gắn với protein máu cao và ít qua sữa mẹ hơn các thuốc khác.

Thai phụ nên đi khám chuyên khoa Nội tiết tuyến giáp để bác sĩ chuyên khoa đánh giá lại tình trạng cường giáp có ổn định không. Sau đó là khám chuyên khoa Sản để được các bác sĩ Sản thăm khám và có những chỉ định thích hợp nhất cho bạn nhé

Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Cường Giáp Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoBase Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.