Tuyến giáp có hình dạng con bướm ở phía trước cổ, đóng vai trò điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng, phát triển của cơ thể. Rối loạn chức năng tuyến giáp có thể gây ra tình trạng cường giáp. Vậy bệnh cường giáp có những biểu hiện gì và bệnh có tự hết được hay không? Mời bạn tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.
Cường Giáp là gì?
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu, cường giáp là một hội chứng, tức là không phải một bệnh riêng biệt. Có nhiều bệnh gây ra hội chứng này, trong đó có thể kể đến bệnh Basedow – Bệnh cường giáp hay gặp nhất với bướu cổ có lồi mắt, cường giáp do bướu nhân độc tuyến giáp, viêm tuyến giáp….
Bệnh cường giáp là một nhóm bệnh gây ra bởi tình trạng tăng tiết Hormon tuyến giáp (Triiodothyronine và Thyroxin) dẫn đến các triệu chứng tim mạch, tăng chuyển hóa quá mức với các biểu hiện: tim đập nhanh, gầy sút cân…
Bệnh có tự khỏi được không?
Phần lớn, bệnh cường giáp sẽ không thể tự khỏi bệnh nếu không được điều trị. Mục tiêu của việc điều trị là đưa người bệnh về tình trạng bình giáp và duy trì tình trạng này trong một khoảng thời gian. Đồng thời, dự phòng và điều trị biến chứng nếu có.
Có ba phương pháp điều trị cơ bản, bao gồm: điều trị nội khoa bằng thuốc, phẫu thuật tuyến giáp hoặc điều trị bằng phóng xạ.
Phương pháp phẫu thuật
Phẫu thuật tuyến giáp là phương pháp được hạn chế sử dụng. Đây là phương pháp cuối cùng nếu các phương pháp khác không thể thực hiện. Bác sĩ sẽ phẫu thuật để cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp trong cơ thể.
Rủi ro của phương pháp là tổn thương dây thanh quản dẫn đến khó phát âm, hoặc mất giọng. Trường hợp xấu hơn, tuyến cận giáp bị tổn thương khiến cơ thể không thể kiểm soát lượng canxi trong máu.
Nếu tình trạng bình giáp được duy trì liên tục trong suốt thời gian điều trị bằng thuốc kháng giáp thì sau 18 đến 24 tháng có thể ngừng hoàn toàn.
Phương pháp dùng thuốc chống tuyến giáp
Khi sử dụng phương pháp này, các triệu chứng bệnh được giảm dần bằng các ngăn sản sinh hóc môn từ tuyến giáp. Liệu trình sử dụng thuốc có thể kéo dài, ít nhất là một năm.
Đối với các trường hợp may mắn, sử dụng thuốc sau liệu trình điều trị có thể triệt để bệnh. Ngược lại, nhiều trường hợp bệnh lại tái phát.
Thuốc có tác dụng phụ là ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan. Trường hợp nhẹ, người bệnh bị phát ban, sốt, đau khớp, suy giảm hệ miễn dịch.
Hiện nay, phương pháp này được các nghiên cứu chứng minh độ an toàn đối với mọi người. Sử dụng thuốc sẽ khiến cho tuyến giáp thu nhỏ một cách tự nhiên. Trong quá trình sử dụng, các triệu chứng của cường giáp sẽ dần dần giảm.
Tuy nhiên, đối với loại thuốc này, tuyến giáp sẽ có thể bị suy giảm chức năng hoạt động. Do đó, người bệnh có thể phải cần sử dụng kèm với thuốc thay thế hóc môn tuyến giáp mỗi ngày.
Dù lựa chọn phương pháp nào, bạn cũng cần thăm khám và tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Cường Giáp Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoBase Từ Mỹ
Nguồn: PyLoRa.com