Bệnh Rối Loạn Nhịp Tim Là Gì?

Chia sẻ

Hầu hết trong chúng ta ai cũng đã từng đôi lần thấy tim mình lỗi nhịp. Có thể nhanh, có thể chậm hoặc thất thường không theo một quy luật nào. Hiện tượng đó được gọi là loạn nhịp tim.

Mỗi năm trên thế giới có đến hàng trăm người mắc chứng loạn nhịp. Nhẹ thì có thể sống chung, nhưng nặng thì gây nhiều biến chứng khôn lường.

Loạn nhịp tim là gì?

Thông thường ở người trưởng thành, nhịp tim được được xem là bình thường nếu dao động trong tần số khoảng từ 60 – 100 lần/phút.

Hoạt động bình thường của tim sẽ bị ảnh hưởng khi hệ thần kinh tim bị tổn thương. Điều này khiến cho hoạt động bơm máu của tim cũng trở nên kém hiệu quả gây ra các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, nặng ngực, nặng hơn có thể dẫn đến đột quỵ.

Khi nào thì trái tim loạn nhịp?

Cấu tạo tim có bốn ngăn: Hai tâm nhĩ phía trên và hai tâm thất phía dưới. Tim bắt đầu hoạt động từ tâm nhĩ phải, nhịp tim xuất hiện và được một nhóm tế bào gửi xung điện (gọi là nút xoang). Các tín hiệu từ nút xoang sẽ được lan truyền khắp tâm nhĩ, đến các nút nhĩ thất truyền sang hai tâm thất.

Các mô và cơ tim sẽ hoạt động đồng bộ tạo nên nhịp tim ổn định, quá trình bơm máu sẽ diễn ra đều đặn, nhịp nhàng.

Các nút xoang có chức năng điều hòa, giữ cho tim đập bình thường, tăng nhịp khi hoạt động mạnh và làm chậm nhịp lại khi nghỉ ngơi.

Tổn thương hệ thần kinh tim làm xung động dẫn truyền trong quả tim bị rối loạn, các nút xoang hoạt động mất bình thường dẫn đến các buồng tim co bóp không theo tuần tự.

Máu được hút đẩy không đều trong quả tim gây hậu quả là máu ứ lại trong tim, không được đưa ra hệ tuần hoàn gây ra rối loạn nhịp tim.

Loạn nhịp tim lâu ngày có thể dẫn đến suy tim. Để phòng ngừa, bạn cần xây dựng lối sống khoa hoc, lành mạnh. Bên cạnh đó kiểm tra sức khỏe định kỳ để giữ cho trái tim bạn luôn khỏe mạnh.

>>XEM THÊM: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Rối Loạn Nhịp Tim Với Bộ Ba Dược Thảo PyLoRay Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.