Chế Độ Ăn Uống Cho Viêm Loét Miệng

Chia sẻ

Đối với người Viêm Loét Miệng thường cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, vì sao lại như vậy ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết nhé .

 

Khi bị bệnh Viêm Loét Miệng chúng ta thường rất khó chịu và đau rát khi ăn và dẫn đến cơ thể không cung cấp đủ dưỡng chất gây ra những tình trạng suy nhược, ngoài tình trạng đó chúng ta thường bỏ ăn hoặc ăn rất ít dẫn đến các bệnh liên quan đến cơ thể. 

Nhưng bây giờ bạn không cần lo lắng nữa vì đã có những thực phẩm dành cho Viêm Loét Miệng không chỉ hỗ trợ chữa bệnh mà còn cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể

Bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Thực phầm có màu xanh hỗ trợ rất tốt Viêm Loét Miệng

Bổ sung rau củ quả xanh

Bị Bệnh Viêm Loét Miệng nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung Vitamin và các yếu tố vi lượng (Vitamin nhóm B, Vitamin C, kẽm, sắt…) nhằm hạn chế tổn thương niêm mạc và làm nhanh lành vết thương trong miệng khi đã có loét.

Ngoài ra nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng với các loại thịt: thịt vịt, ngan, các loại cá nước ngọt như: cá chép, rô phi, cá trắm…

Trà đen:Chất Tannin trong trà đen có thể giúp bạn giảm đau do nhiệt miệng. Bạn hãy đắp túi trà đen ướt trực tiếp lên vết loét miệng trong vòng 60 giây để đẩy nhanh quá trình chữa lành nhiệt miệng. Nếu bạn thích vị trà đen, hãy uống khoảng 500 – 750ml trà đen mỗi ngày.

 Sữa chua: Sữa chua có chứa lợi khuẩn Lactobacillus Acidophilus có khả năng chống lại các hại khuẩn trong miệng và giúp giảm vết loét. Nếu đang trong quá trình chữa nhiệt miệng, bạn hãy ăn khoảng 225g sữa chua nguyên chất mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng 60g sữa chua mỗi ngày để ngăn ngừa nhiệt miệng.

 Cà rốt: Cà rốt có chứa một chất giúp chữa loét miệng rất tốt là Beta-carotene. Bạn có thể ép cà rốt với một số loại rau như cải chân vịt hay ngò tây để lấy nước uống chữa nhiệt miệng.

Uống nhiều nước: Uống đầy đủ nước lọc cần thiết cho cơ thể, có thể bổ sung thêm các loại nước mát giúp thanh nhiệt cơ thể như nước nha đam, trà khổ qua, Atiso, …

Bị nhiệt miệng nên kiêng ăn gì ? 

Viêm loét miệng kiêng ăn thức ăn cay nóng 

Thức ăn có Axit : Bạn nên tránh các loại trái cây họ cam quýt như cam, chanh hay bưởi vì những trái cây này sẽ làm các vết loét trong miệng nặng thêm. Thậm chí, Axit Citric trong những loại trái cây này còn khiến miệng xuất hiện nhiều vết loét hơn. Ngoài trái cây họ cam quýt, cà chua và dâu tây cũng có chứa Axit nên sẽ không phù hợp với những ai đang bị nhiệt miệng.

Cà phê : Cà phê có chứa Axit Salicylic có thể gây kích ứng các mô nhạy cảm trong miệng, từ đó gây nhiệt miệng. Vậy nên, bạn hãy cân nhắc tìm cách cai nghiện cà phê nếu thấy mình thường xuyên bị nhiệt miệng.

 Chocolate : Đôi khi tình trạng dị ứng với cacao trong chocolate cũng có khả năng gây nhiệt miệng. Do đó, bạn hãy theo dõi tình trạng nhiệt miệng sau mỗi lần ăn Chocolate và đi khám để xác định xem có đúng mình bị nhiệt miệng do dị ứng hay không.

 Thức ăn cay: Thực phẩm cay chứa ớt hoặc các thành phần gây kích ứng khác có thể gây nhiệt miệng. Khi nấu ăn, bạn hãy hạn chế nêm nếm để vết loét miệng nhanh lành và lựa chọn thực phẩm kỹ lưỡng hơn. 

Thực phẩm chứa Gluten: Nếu chứng nhiệt miệng tái phát liên tục, bạn cần đến bác sĩ để xác định mình có mắc Celiac hay còn gọi là bệnh không dung nạp Gluten không. Đây có thể là lý do khiến những vết loét trong miệng xuất hiện liên tục đấy. 

 Các loại nước ngọt: Nước ngọt chứa nhiều si rô ngô và Axit Photphoric có thể gây viêm nhiễm, lở loét. Thậm chí những loại nước ngọt cho người ăn kiêng có chứa Axit nên cũng ảnh hưởng tiêu cực đến vết loét. Vậy nên, bạn hãy cắt giảm các loại nước ngọt ra khỏi thực đơn.

Chúc bạn luôn vui khỏe!

 

Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PYLORA

  • Địa chỉ : Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM
  • Hotline: 0909264136
  • Email : info@PyLoRa.com

Xem thêm: Giải Pháp Đấy Lùi Bệnh Viêm Loét Miệng Với Bộ Ba Dược Thảo PyLoLic Từ Mỹ

Nguồn: PyLoLic.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.