Bệnh cường giáp có thể xảy ra với bất cứ ai, nữ giới tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới. Bệnh cường giáp hay gặp nhất với bướu cổ có lồi mắt, cường giáp; cường giáp do bướu nhân độc tuyến giáp, viêm tuyến giáp,…Vậy bệnh này có thể chữa khỏi hẳn hay không, nếu có thì bằng cách nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Có thể điều trị bệnh cường giáp khỏi hẳn hay không?
Bệnh cường giáp là tình trạng hoạt động quá mức của tuyến giáp gây tăng tiết hormone liothyrolin và levothyroxin. Điều này gây ra các triệu chứng tim mạch, rối loạn chuyển hóa như tiêu chảy, sụt cân, mệt mỏi,…
Người mắc bệnh cường giáp.
Bệnh cường giáp không thể chữa khỏi hoàn toàn được, người bệnh cần chấp nhận “sống chung sống lũ”. Tuy nhiên, nếu được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh có thể giảm đáng kể các triệu chứng, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Phương pháp điều trị bệnh cường giáp:
- Dùng thuốc: Các loại thuốc được sử dụng là thuốc kháng giáp và thuốc ức chế hệ thần kinh giao cảm (thuốc chẹn beta). Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 18-24 tháng. Người bệnh có thể thấy được hiệu quả khi triệu chứng bệnh cải thiện rõ rệt hơn, chức năng hoạt động của tuyến giáp đã ổn định.
Dựa trên những kết quả điều trị trước đây thì có tới > 60% người bệnh đã khỏi bệnh, trong đó, số bệnh nhân tái phát sau khi ngưng điều trị khoảng 30%. Có thể thấy rằng đây là một phương pháp đem lại hiệu quả khá khả quan cho người bệnh cường giáp.
- Điều trị ngoại khoa: Áp dụng trong trường hợp tình trạng bướu cổ to gây ảnh hưởng thẩm mỹ, hoặc bướu tái phát nhiều lần. Quá trình phẫu thuật sẽ cắt bỏ bộ phận tổn thương tuyến giáp hoặc cắt bỏ hoàn toàn tuyến giáp. Dù đây là phương pháp áp dụng thành tựu khoa học hiện đại nhưng vẫn xảy ra biến chứng hậu phẫu như khàn giọng, suy tuyến cận giáp, chảy máu, nhiễm trùng hay cơn nhiễm độc giáp. Tỉ lệ bị tái phát sau điều trị khoảng 20%. Hơn nữa, chi phí phẫu thuật thường khá cao.
Phẫu thuật cho người bệnh cường giáp.
- Xạ trị: Đối với bệnh nhân cường giáp, liệu pháp xạ trị bằng iod phóng xạ (iod 131) là phương pháp hiệu quả hiện nay. Bởi nó thích hợp cho những bệnh nhân có thể trạng yếu, không đủ sức khỏe để thực hiện phẫu thuật ngoại khoa hoặc không dung nạp thuốc kháng giáp. Tuy nhiên, liệu pháp này sẽ không được sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc trẻ em bởi nguy cơ ung thư, đột biến gen và dị tật bẩm sinh cao.
Trên đây giải đáp về việc có điều trị bệnh cường giáp có khỏi hẳn được không và 3 phương pháp điều trị bệnh cường giáp được áp dụng phổ biến hiện nay. Cần tùy theo mức độ tiến triển và tình trạng của mỗi bệnh nhân mà có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu đang gặp khó khăn với căn bệnh cường giáp hãy gọi ngay cho chúng tôi để được sẻ chia và tư vấn nhé!
Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Cường Giáp Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoBase Từ Mỹ
Nguồn: PyLoRa.com