Trong giai đoạn thai kỳ, ngoài chuyển biến về ngoại hình, người phụ nữ còn suy giảm sức đề kháng hơn người bình thường. Nguyên nhân chính vì hệ miễn dịch của người mẹ đang chủ yếu tập trung bảo vệ cho thai nhi. Cơ thể vốn yếu ớt nên rất dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là bệnh đau dạ dày. Vậy đau dạ dày khi mang thai nguy hiểm không và làm sao để chữa mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai? Cùng tham khảo ngay những chia sẻ từ Pylotom.
Phụ nữ mang thai và căn bệnh đau dạ dày
Đau dạ dày khi mang thai rất khó nhận biết
Những lý do dẫn đến bệnh đau dạ dày khi mang thai
Tình trạng tâm lý bị căng thẳng, stress kéo dài trong lần đầu mang thai rất dễ dẫn đến chứng đau dạ dày. Ngoài ra, bệnh cũng có khả năng xuất hiện do nhiễm vi khuẩn HP. Nếu ở người thường, những dấu hiệu sơ khai của bệnh đau dạ dày đã không dễ biết thì lại càng khó nhận diện hơn ở người mang thai. Nguyên nhân chính vì những cơn buồn nôn , khó tiêu khá giống với trạng thái ốm nghén. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ vẫn có thể phát hiện được bởi triệu chứng đau dạ dày sẽ kèm ợ chua hoặc đau thượng vị.
Bên cạnh đó, sự phát triển của thai nhi ngày một lớn cũng gây dịch chuyển vị trí của dạ dày. Điều này không những làm tồn đọng thức ăn, đầy bụng mà còn tạo nên những chứng viêm niêm mạc. Hơn thế, do khẩu vị thay đổi, thói quen ăn những loại trái cây chua một cách quá nhiều cũng làm tăng cao nồng độ axit. Sự mất tính trung hòa trong khiến niêm mạc dễ dàng bị tổn thương và gây ra chứng đau dạ dày.
Đau dạ dày khi mang thai nguy hiểm không?
Trong quá trình mang thai, sức khỏe của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ ăn ngon, ngủ ngon thai nhi sẽ phát triển mạnh khỏe và mau tăng cân. Chính vì vậy, những triệu chứng khó chịu ở căn bệnh đau dạ dày có ảnh hưởng rất lớn ở giai đoạn này. Việc liên tục buồn nôn, khiến phụ nữ mang thai mệt mỏi, xanh xao, bỏ ăn và trở nên yếu ớt. Tình trạng kéo dài sẽ tạo thêm cảm giác tiêu cực, căng thẳng tâm trạng và gia tăng bệnh tình. Điều này cần chấm dứt nhanh chóng để không ảnh hưởng đến sự phát triển thai kỳ và người mẹ.
Cách trị đau dạ dày trong thời kỳ mang thai
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Mẹ bầu cần tránh thức ăn cay nóng khi đau dạ dày
Ngoài những món mà phụ nữ mang thai cần tránh như: cam thảo, đu đủ xanh, phô mai mềm, cá ngừ,…Thì cần chọn lựa thực phẩm dễ tiêu hóa, mềm như thịt, trứng, cá hồi, rau xanh hay sữa và các loại đậu,…Những loại này có nhiều dinh dưỡng và có thể trung hòa tốt nồng độ acid thừa, bảo vệ dạ dày. Tốt nhất nên rửa thật sạch, thái nhỏ thức ăn và nấu chín, hầm nhừ trước khi dùng để dạ dày làm việc dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, cần tránh ăn quá nhiều thức ăn chua, cần ăn đúng bữa, không được để bụng quá đói hoặc quá no. Nên ăn nhiều chất xơ, canh rau bổ sung thêm vitamin và khoáng chất. Tốt nhất, nên chia thành nhiều cử ăn trong ngày và ăn chậm, nhai kỹ để hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Đặc biệt, cần tránh xa bia, rượu, thuốc lá,…chúng rất có hại cho sức khỏe thai nhi ngay khi bạn không bị đau dạ dày. Như vậy, đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không? – Nếu được can thiệp đúng lúc nó sẽ dễ khắc phục.
Xây dựng chế độ nghỉ ngơi và vận động thể thao
Bơi lội nhẹ nhàng giúp mẹ bầu được vui khỏe
Phụ nữ mang thai cần tránh những vận động nhanh, mạnh nhưng nhất định phải luyện tập để tăng cường đề kháng cho cả mẹ lẫn con. Chỉ cần là vận động hợp lý, đều đặn có thể góp phần đáng kể trong việc điều trị chứng đau dạ dày. Cụ thể:
- Tập luyện giúp tăng cường lượng oxy dẫn máu vào thai nhi nên tăng quá trình trao đổi chất giúp trẻ phát triển.
- Mẹ bầu vận động thể thao sẽ tiết được thêm hóc môn endorphin giúp tinh thần thoải mái, dễ chịu và sảng khoái hơn.
- Tuy nhiên, nên tránh vận động ngay sau khi ăn no.
- Nên áp dụng những bài tập nhẹ nhàng của môn: bơi lội, yoga, đi bộ. Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến bác sĩ và ngưng tập ngay nếu được yêu cầu.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh thức khuya để tinh thần luôn sảng khoái tránh uể oải, mệt mỏi.
Lưu ý đối với bệnh đau dạ dày khi mang thai
Không được uống thuốc tây điều trị đau dạ dày khi mang thai
Trong thời kỳ mang thai, nếu mắc phải chứng đau dạ dày hoặc bất kỳ căn bệnh nào khác cũng không nên dùng thuốc. Nhất là thuốc tây, bởi chúng luôn kèm theo tác dụng phụ và ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Sự tác động mạnh mẽ nhất thường rơi vào ba tháng đầu thai kỳ, có thể dẫn đến quái thai, dị tật. Thuốc thấm vào máu mẹ và truyền vào thai nhi gây ra hậu quả khó lường. Do đó, dù sử dụng thảo dược thiên nhiên chứ không phải thuốc tây, bạn vẫn luôn cần được sự cho phép của bác sĩ.
Nói tóm lại, bệnh đau dạ dày khi mang thai nguy hiểm không? Dù mang thai hay không thì đây cũng là một căn bệnh cần được phòng và điều trị sớm nhất. Trong thai kỳ, nó gây ra ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Do đó, người mẹ cần ăn uống điều độ, tránh để bụng đói hay căng thẳng vì sẽ dễ dàng ảnh hưởng đến con. Pylotom thông tin đến bạn đọc.
Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PYLORA
- Địa chỉ : Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM
- Hotline: 0909264136
- Email : info@PyLoRa.com
Xem thêm: Giải Pháp Đấy Lùi Bệnh Viêm Loét Miệng Với Bộ Ba Dược Thảo PyLoLic Từ Mỹ