Giải Đáp Thắc Mắc: Bệnh Cường Giáp Có Di Truyền Không?

Chia sẻ

Bệnh cường giáp (cường giáp trạng) xảy ra do tuyến giáp sản xuất quá mức hormone (nội tiết tố) thyroxine trong cơ thể. Tình trạng này có thể làm tăng tốc đáng kể quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giảm cân đột ngột, tăng nhịp tim hoặc không đều. Bệnh này hiện nay khá phổ biến và là mối lo ngại của nhiều người. Vậy bệnh cường giáp có di truyền không, hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.

Vị trí tuyến giáp trên cơ thể.

Tác động của yếu tố di truyền tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra cường giáp:

  • Basedow: Bệnh Basedow gọi khác là bệnh Graves, bệnh Parry, bướu giáp độc lan tỏa, bệnh cường giáp tự miễn. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh cường giáp và cũng là bệnh lý có khả năng di truyền cao nhất với 79%. Tức là trong một gia đình có bố hay mẹ bị có bệnh tuyến giáp, basedow… thì con cái sẽ rất dễ mắc bệnh Basedow. Bệnh còn xảy ra với tần suất cao trong gia đình có người bị thiếu máu Biermer, đái tháo đường tuýp 1, suy thượng thận do tự miễn (bệnh Addison), nhược cơ, viêm khớp dạng thấp, giảm tiều cầu vô căn, hội chứng Sjogren.
  • Bướu giáp đa nhân hoá độc: Sau Basedow, bướu giáp độc đa nhân cũng là nguyên nhân thường gặp của bệnh cường giáp (khoảng 5% trường hợp cường giáp) thường xảy ra ở phụ nữ 60 – 70 tuổi, tiền sử có bướu giáp đa nhân và có tính chất gia đình.

Bướu giáp đa nhân.

  • Ung thư tuyến giáp: Phụ nữ trên 40 tuổi, thiếu i-ốt trong chế độ ăn được các nhà khoa học nhận định có yếu tố nguy cơ di truyền nhưng chưa được khẳng định chắc chắn. Ung thư biểu mô tuyến giáp thể tuỷ có thể gây nên do một biến đổi hoặc tổn hại trong một gen gọi là RET truyền từ bố mẹ sang con.
  • U độc tuyến giáp: Bệnh nhân không điều trị phù hợp có thể mắc bệnh cường giáp.
  • U tuyến yên tiết TSH: Đây là bệnh hiếm gặp, chỉ khoảng 1% trong các loại u tuyến yên. TSH bình thường được tiết ra từ tuyến yên để kiểm soát tuyến giáp. Các u tiết nhiều TSH hơn, kích thích tuyến giáp tiết tăng tiết T3 và T4 gây cường giáp.
  • Các u tiết HCG:Là u ác tính của tổ chức nhau thai phát triển từ lớp tế bào nuôi của trung sản mạc rồi xâm lấn vào tổ chức của người mẹ, chỉ gặp ở người có tiền sử mang thai trứng, đẻ thường, sẩy thường. Người mắc bệnh từ 20 – 40 tuổi. Ra huyết là triệu chứng chủ yếu (huyết đỏ tươi, hoặc huyết đen, ra tự nhiên, lượng ít, kéo dài). Bệnh có thể gây tử vong nhưng có thể chữa khỏi nếu phát hiện kịp thời.
  • Nhiễm độc giáp thai kỳ: xuất hiện trong 4 tháng đầu mang thai –khi nồng độ hCG rất cao gây ra nhiễm độc giáp. Phụ nữ nghén nặng cần đo nồng độ hCG, nhất là người có tiền sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp tự miễn dịch; người có bướu giáp, nhịp tim nhanh, sụt cân, nôn nhiều lúc bắt đầu có thai. Nhiễm độc giáp thai kỳ nếu không được điều trị tốt sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng cho cả mẹ và thai. Không có yếu tố di truyền trên nhóm bệnh lý này.

Như vậy, không phải lúc nào bệnh cường giáp cũng di truyền, cần xem xét rõ nguyên nhân để có kết luận chính xác nhất. Nếu còn thắc mắc hay gọi ngay cho chúng tôi để được giải đáp nhé!

Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Cường Giáp Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoBase Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.