Khái Niệm Men Gan Là Gì, Phân Loại Và Vai Trò Của Men Gan

Chia sẻ

Men gan là một chỉ số có khả năng phản ánh những tổn thương mà lá gan đang chịu đựng. Chính vì thế khi bác sĩ cần kiểm tra tình trạng sức khỏe của gan, đều sẽ thực hiện các xét nghiệm liên quan đến men gan. Vậy men gan là gì, phân loại như thế nào và chúng đóng vai trò ra sao trong cơ thể bạn? Cùng tìm hiểu nhé.

Men gan là gì?

Gan là một trong số các cơ quan quan trọng và thực hiện nhiều chức năng có ý nghĩa nhất với cơ thể, chẳng hạn như: thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất, dự trữ năng lượng, tạo mật, thải trừ độc tố… Và để thực hiện được các nhiệm vụ trên, gan cần tiết ra một hệ thống các enzyme, người ta gọi đó chính là men gan. 

Nói một cách dễ hiểu, men gan là hệ thống chất xúc tác sinh học vô cùng quan trọng đối với các hoạt động tổng hợp và chuyển hóa chất trong cơ thể con người. Tuy nhiên, khi tế bào gan bị tổn thương, các enzyme được giải phóng ra sẽ đi trực tiếp vào trong máu, khiến men gan tăng cao, vượt ngoài khả năng kiểm soát.

Men gan đóng vai trò rất quan trọng giúp kích thích quá trình chuyển hóa được thuận lợi

Phân loại men gan:

Men gan được chia thành 4 loại men khác nhau dưới đây:

→ AST ( viết tắt của cụm từ Aspartate Transaminase): Loại men gan này được tìm thấy trong các tế bào gan, tim, cơ vân, thận, não và tụy. AST còn được biết đến với 2 cái tên khác là SGOT (Serum Glutamic Oxaloacetic Transaminase) và ASAT (Aspartate AminoTransferase).

→ ALT ( viết tắt của cụm từ Alanine Transaminase): Đây là loại men xúc tác có nhiều trong gan và một số ít ở tế bào cơ vân và tim. ALT còn được biết đến với 2 cái tên khác là SGPT (Serum Glutamic Pyruvic Transaminase) và AAT (Alanine AminoTransferase).

→ AP ( viết tắt của cụm từ Alkaline phosphatase): là một loại men gan có trong tiểu quản màng tế bào gan.

→ GGT ( viết tắt của cụm từ Gamma Glutamyl Transpeptidase): Loại men gan này tồn tại nhiều ở tế bào thành của ống mật.

Chỉ số men gan bình thường là bao nhiêu?

Ở cơ thể người phát triển khỏe mạnh bình thường, chỉ số men gan ALT và AST ở mức thấp hơn 40 U/L đối với nam và dưới 37 U/L đối với nữ; chỉ số men gan GGT sẽ dao động trong mức 11-50 U/L ở nam giới và 07-32 U/L ở nữ giới; trong khi đó chỉ số men gan ALP rơi vào khoảng 30-115 U/L cho cả nam lẫn nữ.

Theo nghiên cứu, chỉ số men gan tăng cao hay nhẹ chính là biểu hiện tình trạng sức khỏe của gan. Chỉ số này có thể thay đổi theo từng thời điểm khác nhau. Men gan có chỉ số càng cao, càng cho thấy các tế bào gan đang bị hủy hoại, tổn thương rất nghiêm trọng. Đồng thời cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây tổn thương ở các cơ quan khác như thận và tim.

Bạn cần thực hiện các xét nghiệm men gan định kỳ để theo dõi chỉ số men gan đang ở mức bình thường hay cao

Men gan cao sẽ ảnh hưởng như thế nào tới chức năng gan?

Khi tế bào gan thường xuyên chịu tổn thương do các tác động từ bên ngoài như thói quen uống bia rượu, tác dụng phụ của thuốc hạ sốt, giảm đau,… hay bị virus tấn công, chỉ số men gan có thể tăng cao đến mức báo động. 

Nếu để tình trạng men gan cao kéo dài, sẽ dẫn đến nhiều biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh như viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan. Cụ thể, chỉ số men gan AST, ALT tăng gấp đôi thì nguy cơ tử vong tăng lần lượt 32%, 21%.

Khi men gan tăng cao, cơ thể người bệnh thường không biểu hiện triệu chứng bất thường nào, chỉ có một số dấu hiệu căn bản như đau đầu, mệt mỏi, da tái, đầy hơi, chướng bụng, tâm trạng dễ cáu bẳn… Hiển nhiên các triệu chứng trên thường mờ nhạt và dễ bị bỏ qua. Do đó cách tốt nhất để phát hiện bệnh là bạn nên thăm khám tổng quát sức khỏe đều đặn, khoảng 6 tháng/ lần. 

Men gan tăng cao là dấu hiệu gan đang bị suy thoái nghiêm trọng

Một số cách phòng ngừa men gan cao:

→ Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, không hút thuốc lá.

→ Không nên tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều chất béo và đường. 

→ Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, chiên xào và gia vị cay nóng.

→ Uống đủ nước mỗi ngày, đồng thời bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, chất xơ cho cơ thể.

→ Trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh nguy cơ gây hại cho gan.

→ Sử dụng các loại trà thảo mộc như cây kế sữa, bồ công anh,… để giảm viêm và kích thích tế bào gan phục hồi nhanh chóng.

→ Duy trì chế độ ăn ngủ, nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp với tập thể dục đều đặn, không thức khuya.

→ Nếu đã có tiền sử tăng men gan, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra và theo dõi các chỉ số men gan để có biện pháp phòng ngừa và điều trị thích hợp.

Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Men Gan Cao Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoHa Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.