Viêm gan b có khả năng lây nhiễm nhanh chóng bởi thế mà tỷ lệ người mắc bệnh hằng năm cũng không ngừng gia tăng. Vậy theo bạn mẹ bị viêm gan b có lây sang con không? Để có lời giải chính xác hãy theo dõi bài viết dưới đây của Pylovi.com nhé.
Viêm gan B là bệnh gì?
Viêm gan B là bệnh lý nhiễm trùng xảy ra do sự xâm nhập và tấn công của các virus siêu vi viêm gan B (HBV). Bệnh thường có những dấu hiệu nhận biết mờ nhạt, do đó rất khó để biết được liệu bạn có đang mắc viêm gan B hay không.
Viêm gan B đã được chứng minh lây lan qua 3 đường chính là đường máu, quan hệ tình dục không dùng biện pháp an toàn và đường truyền từ mẹ bầu sang thai nhi. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khách quan khác như: không may tiếp xúc với người mắc viêm gan B khi đi tiêm phòng, truyền máu, sử dụng chung vật dụng cá nhân ( bàn chải đánh răng, bấm móng tay…), xăm mình, xăm môi, xăm mắt… hoặc đã từng du lịch đến khu vực có tỷ lệ người nhiễm viêm gan B cao như Châu Phi, Đông Âu, Trung Đông…
Virus viêm gan b có thể tấn công bạn khi cơ thể tiếp xúc với máu hay chất dịch nào đó của người bệnh
Mẹ bị viêm gan b có lây sang con không?
Theo các chuyên gia, khả năng lây nhiễm bệnh viêm gan B từ mẹ sang con là cao hay thấp còn phụ thuộc nhiều vào thời điểm mà người mẹ phát hiện mắc bệnh. Cụ thể, nếu mẹ bầu mắc bệnh vào 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, tỷ lệ truyền sang con rất thấp chỉ 1%, ở 3 tháng tiếp theo tỷ lệ này nâng lên 10%, tuy nhiên tới 3 tháng cuối thai kỳ, tỷ lệ này có thể nhảy vọt từ 60 đến 70%.
Chính vì thế mà ngay khi phát hiện ra bệnh, mẹ bầu cần đầu tư thời gian và chi phí để chữa trị càng sớm càng tốt nhằm giảm thiểu khả năng lây truyền bệnh sang cho con. Song song đó, sau khi sinh em bé ra, mẹ cần có biện pháp phòng ngừa toàn diện cho trẻ bằng cách tiêm huyết thanh và vắc xin ngừa viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu cũng như thực hiện nghiêm túc số liều tiêm nhắc lại theo chỉ định của các bác sĩ.
Mẹ mắc bệnh viêm gan b sau khi sinh vẫn cho con bú bằng ti bình thường, tuy nhiên nếu đầu ti bị nứt có hiện tượng chảy máu thì cách tốt nhất là vắt sữa ra bình rồi cho con bú.
Ngoài ra có lẽ nhiều bà mẹ cũng đang thắc mắc rằng khi cơ thể mình chứa mầm mống của một loại virus gây bệnh thì có gây ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển của thai nhi không? Câu trả lời là không hoặc nếu có thì xảy ra rất hiếm. Bởi lẽ virus viêm gan B chỉ tồn tại được trong máu và dịch sinh dục của mẹ bầu, chứ không truyền qua được nhau thai. Do đó việc gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và trí não của bè là hoàn toàn bất khả thi.
Tuy nhiên, việc để trẻ sơ sinh nhiễm virus viêm gan B trong người sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Cụ thể theo các chuyên gia đánh giá trẻ mang mầm bệnh trong người, ngoài việc lây nhiễm cho người khác khi lớn lên, còn có thể xảy ra biến chứng xơ gan hoặc ung thư gan với tỷ lệ tương đối cao khoảng 25%.
Trẻ sơ sinh cần được tiêm ngay huyết thanh và vắc xin virus viêm gan b ngay trong 24 giờ kể từ lúc chào đời để loại bỏ mầm bệnh nguy hiểm
Mẹ bầu điều trị viêm gan b bằng cách nào?
—> Mẹ bầu nếu cảm nhận được các triệu chứng bất thường trong cơ thể tương tự như dấu hiệu của người mắc bệnh viêm gan b, cần tiến hành các xét nghiệm để kiểm tra. Nếu kết quả dương tính, bạn không nên lo lắng quá, hãy trao đổi và nhận lời khuyên từ các bác sĩ để có phương án phòng tránh lây nhiễm tích cực.
—> Nếu nồng độ virus viêm gan B trong máu mẹ bầu quá cao sẽ được điều trị trực tiếp bằng thuốc kháng virus như Tenofovir hoặc Viread để giúp kiểm soát tình trạng bệnh một cách tốt nhất.
—> Bé sau khi sinh bắt buộc phải tiêm 2 liều gồm 1 liều vắc-xin viêm gan B và 1 liều globulin miễn dịch viêm gan B. Thời gian tốt nhất để tiêm thường là 12 – 24 giờ đầu kể từ khi chào đời, sau đó sẽ được tiêm lại khi bé tròn 1 tháng, 2 tháng và 12 tháng tuổi. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn hơn cho bé, mẹ có thể đưa bé đi tiêm lại khi được 5 tuổi.
—> Mẹ bầu cần đi khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ theo đúng phác đồ bác sĩ thiết kế để dễ dàng theo dõi và phát hiện kịp thời các triệu chứng nguy hiểm.
Khi biết mình dương tính với virus viêm gan b mẹ bầu cần có thái độ lạc quan và thực hiện đúng đắn các chỉ định của bác sĩ
Pylovi.com hy vọng với những thông tin chi tiết ở trên bạn đã có được lời giải thỏa đáng cho câu hỏi mẹ bị viêm gan b có lây sang con không rồi nhé.
Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Viêm Gan Siêu Vi Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLovi Từ Mỹ
Nguồn: PyLoRa.com