Một Số Hiểu Quan Trọng Về Cận Thị

Chia sẻ

Cận thị đích thực là bất khả hồi

Cận thị xảy ra khi nhãn cầu phát triển, có trục trước – sau dài hơn bình thường. Khi trục nhãn cầu đã dài hơn thì đó là cận thị đích thực, con mắt đó không trở lại thành chính thị được. Nhưng cũng có một loại cận thị khác, là cận thị giả, xảy ra do cơ thể mi của mắt bị co quá mức, không trở lại trạng thái nghỉ được, gọi là co quắp điều tiết. Loại cận thị giả này có thể điều chỉnh để con mắt trở lại bình thường bằng những phương pháp làm liệt điều tiết và một số người thực hiện được việc này gọi sai là đã “chữa” được cận thị. Mặc dù cận thị đích thực là bất khả hồi nhưng chúng ta có những phương pháp điều chỉnh bằng đeo kính gọng, kính tiếp xúc hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, những biến chứng gây mù của cận thị như bong võng mạc và thoái hoá vùng hoàng điểm liên quan đến trục nhãn cầu dài bất thường. Và như vậy, những phương pháp điều chỉnh cận thị đã nêu ở trên có thể cân bằng trạng thái khúc xạ của mắt nhưng không đề phòng được những biến chứng muộn của cận thị nặng do chúng không giúp ngăn chặn trục nhãn cầu dài ra thêm.

Độ cận thị tăng theo tuổi

Một khi bị cận thị, độ cận sẽ thường tăng theo tuổi cho đến khi trưởng thành. Bị cận thị càng sớm thì độ cận cuối cùng càng cao. Thách thức đặt ra là đề phòng cận thị phát sinh hoặc làm chậm tiến triển cận thị.

Cận thị trẻ em và điều trị bằng phẫu thuật

Có 2 lý do chính để không chỉ định phẫu thuật cho trẻ em cận thị. Thứ nhất, độ cận của trẻ không ổn định nên có thể sẽ phải phẫu thuật nữa trong tương lai nếu cận thị tiến triển. Mặt khác, mắt trẻ em thường có phản ứng viêm mạnh hơn sau phẫu thuật so với mắt người lớn, làm ảnh hưởng đến chất lượng nhìn sau phẫu thuật.

Một số phương pháp điều chỉnh cận thị ngoài kính gọng 

Kính áp tròng

Phương pháp dùng kính áp tròng điều trị cận thị (Orthokeratology, Ortho-K) là cách dùng một loại kính áp tròng được thiết kế phù hợp với từng mắt để chữa cận thị. Kính này được đeo ban đêm và có tác dụng điều chỉnh hình dạng giác mạc trong khi ngủ và đến khi thức dậy buổi sáng người bị cận thị có thể nhìn thấy rõ suốt cả ngày, khi đã tháo kính áp tròng, không đeo kính gọng.

Ngoài lợi ích loại bỏ sự phụ thuộc đeo kính, phương pháp này đã được chứng minh là giúp làm chậm tiến trình phát triển của bệnh cận thị. Đây là một phương pháp an toàn, hiệu quả và đang được sử dụng rộng rãi.

Trong tương lai gần, có thể chúng ta sẽ có những thuốc mới bổ sung làm tăng hiệu quả, để giác mạc duy trì hình thể lâu hơn sau điều trị.

Kính đa tròng

Vấn đề đã từng là chủ đề thảo luận sôi nổi ở nhiều hội thảo. Có những cơ sở lý thuyết về vai trò của loại kính này. Đó là hiện tượng nhìn mờ và  /hoặc thiểu năng điều tiết gây cận thị. Kính đa tròng cho phép nhìn rõ những vật cả ở xa lẫn gần cả khi bị thiểu năng điều tiết. Nếu điều này là đúng thì kính đa tròng có thể làm chậm tiến triển của cận thị. Các nghiên cứu đang được thực hiện để đánh giá hiệu quả của phương pháp này và chúng ta sẽ được biết kết quả trong thời gian gần đây.

Thuốc tra mắt

Từ nhiều năm nay, sự chú ý đặc biệt được dành cho các thuốc tra mắt khác nhau nhằm kiềm chế cận thị. Một thuốc hay được dùng là Atropine. Người ta cho rằng Atropine làm chậm sự phát triển của nhãn cầu nên làm cận thị chậm tiến triển. Nhiều nghiên cứu về cách điều trị này đã và đang được thực hiện nhưng chưa làm rõ được vấn đề.

Thông tin liên hệ: 

Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PyLoRa
Địa Chỉ: Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM
Hotline:  0909 748 517 – 0962 158 661
Email: info@PyLoRa.com

Xem Thêm : Giảm Độ Cận Cho Đôi Mắt Sáng Khỏe 

Nguồn: PyLoPic.com

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.