Trong mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng từng bị những cơn đau co thắt ở vùng bụng. Những cơn đau nhẹ trong vài giờ sẽ tự hết thì hoàn toàn bình thường, nhưng nếu những cơn đau đó tái diễn nhiều lần thì lại là vấn đề đáng quan tâm, và cũng ít ai biết được tại một vị trí khác nhau ở vùng bụng lại là biểu hiện của những bệnh khác nhau.
1. Viêm đại tràng là gì? Đau dạ dày là gì?
– Viêm đại tràng: Là tình trạng đại tràng bị viêm nhiễm gây ra các triệu chứng như: Đau bụng (thường là đau bụng ở hố chậu trái hay phải), tiêu chảy, phân có nhày, có thể có máu, chảy máu trực tràng,…
– Đau dạ dày: Là hiện tượng dạ dày bị tổn thương chủ yếu do viêm loét dạ dày gây ra. Khiến người bệnh phải đối mặt với những cơn đau âm ỉ vô cùng khó chịu, nhất là lúc bạn ăn quá no hoặc quá đói.
2. Triệu chứng giống nhau giữa viêm đại tràng và đau dạ dày
Đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, trào ngược dạ dày, thực quản, đi ngoài phân lỏng là những triệu chứng chứng thường hay gặp phải khi đau dạ dày và viêm loét đại tràng.
3. Triệu chứng khác nhau
+ Đau dạ dày: Đau vùng trên rốn và dưới mỏm xương ức hay còn gọi là vùng thượng vị. Đau xuất hiện hoặc tăng khi ăn – uống thức ăn chua, cay, bia rượu,…, hay khi bị căng thẳng thần kinh. Sẽ có thêm hiện tượng ợ chua, ợ hơi hoặc ợ thức ăn lên nửa chừng, và kem theo dấu hiệu đau sau xương ức. Đau sẽ giảm khi uống thuốc kháng Acid hay thuốc băng niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, có thể có cảm giác đầy bụng, khó tiêu kèm theo nôn ói.
+ Viêm đại tràng: Đau phần bụng dưới rốn, đau âm ỉ kèm theo cảm giác lúc nào cũng muốn đi vệ sinh. Sau khi đi xong thì bớt đau nhưng sẽ nhanh chóng muốn đi nữa, đặc biệt là sau khi ăn, uống cà phê, sữa…
Ngoài ra, có thể còn tiêu chảy đàm nhớt hoặc táo bón. Hai triệu chứng này có thể xen kẽ nhau trong nhiều ngày. Đau bụng trong bệnh viêm đại tràng co thắt rất đa dạng, có thể đau sau ăn, có thể đau khi ăn no, đặc biệt là đau sau khi ăn một số thức ăn lạ, chua, cay, lạnh, rau sống, tiết canh,…
Mỗi người có những triệu chứng bệnh khác nhau, vì thế để có kết quả chính xác nhất, bạn hãy đến bệnh viện hoặc phòng khám để được làm các xét nghiệm và biết rõ hơn về tình hình bệnh của mình nhé!
Nguồn: PyLoRa.com