Hiểu rõ về mối quan hệ giữa tăng huyết ápvà những tai biến do bệnh này gây ra sẽ tìm ra được phương pháp kiểm soát những mối nguy cơ từ căn bệnh tăng huyết áp một cách hiệu quả. Tuy nhiên, theo một khảo sát gần đây, rất ít bệnh nhân tăng huyết áp hiểu rõ về những vấn đề này.
1. Tăng huyết áp – nguyên nhân số 1 gây tử vong và tàn tật
Theo Giáo sư – Bác sĩ Phạm Gia Khải Chủ tịch hội Tim mạch học Việt Nam, tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tim và tai biến mạch máu não (đột quỵ) – hai căn bệnh này là nguyên nhân số 1 thế giới gây tử vong và tàn tật.
Không chỉ dừng lại ở tim và não, tăng huyết áp còn gây ra biến chứng ở thận và mắt. Tuy nhiên, tăng huyết áp gần như không có biểu hiện và nhiều trường hợp phát hiện bệnh khi đã nhập viện cấp cứu vì đột quỵ với những di chứng thần kinh như: Liệt nửa người, méo mặt, sống thực vật hoặc thậm chí tử vong.
2. Tăng huyết áp – nguyên nhân chính hình thành cục máu đông
Được xác định là thủ phạm gây ra 80% các tai biến của bệnh tăng huyết áp nhưng cục máu đông vẫn là khái niệm xa lạ với người bệnh.
Tăng huyết áp tạo ra áp lực lớn lên thành mạch máu làm thành mạch máu bị rạn nứt. Trong quá trình di chuyển trong lòng mạch, các thành phần như mỡ máu, bạch cầu rơi xuống các vết nứt khiến các vách này bị dày lên tạo thành mảng xơ vữa.
Mảng xơ vữa này làm hẹp thành mạch và cản trở sự di chuyển của các thành phần ở máu. Ngay khi đó các sợi huyết sẽ có cơ hội gắn kết các thành phần của máu tạo thành cục máu đông, cùng với mảng xơ vữa gây tắc nghẽn mạch máu. Đây là nguyên nhân của hàng loạt các bệnh tim mạch như: Bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, suy tim…
3. Tăng huyết áp gây áp lực thành mạch, làm nứt vỡ động mạch
Cùng với cục máu đông, tăng huyết áp gây áp lực lên thành mạch cũng là nguyên nhân gây ra nứt động mạch, chiếm tỷ lệ khoảng 20% tai biến mạch máu não. Hiện tượng chảy máu do nứt, vỡ động mạch có thể xảy ra ở nhiều mạch nhỏ như hiện tượng chảy máu mũi (chảy máu cam), chảy máu ở võng mạc, gây mờ mắt…
4. Điều trị tăng huyết áp, kiểm soát huyết áp chưa đủ
Những chuyên gia hàng đầu về tim mạch đều cho rằng, để tránh khỏi những hậu quả đáng tiếc của bệnh tăng huyết áp, việc kiểm soát chỉ số huyết áp phải được thực hiện đồng thời với việc ngăn ngừa cũng như phá tan các cục máu đông trong lòng mạch. Bên cạnh đó cần có chế độ ăn uống phù hợp để ngăn ngừa tai biến do cao huyết áp gây ra.
Sức khỏe vô cùng quan trọng đối với mỗi người, vì thế khi phát hiện mình có nguy cơ mắc cao huyết áp, bạn nên đến các bệnh viện để thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp.
>>XEM THÊM: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Huyết Áp Cao Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoTe Từ Mỹ
Nguồn: PyLoRa.com