Tăng Nhãn Áp ( Cườm Nước ) Là Như Thế Nào ? Biểu Hiện Bệnh Ra Sao ?

Chia sẻ

Tăng nhãn áp, hay còn gọi là cườm nước, là bệnh lý ở mắt xảy ra khi áp lực thủy dịch trong nhãn cầu tăng cao tạo áp lực lên mắt. Bệnh sẽ làm tổn hại đến các dây thần kinh mắt và gây mù lòa. Có bốn loại tăng nhãn áp chính: tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng, tăng nhãn áp bẩm sinh và tăng nhãn áp thứ cấp. Trong đó, tăng nhãn áp góc mở là bệnh phổ biến nhất.

 

Nhãn áp là gì ?

Tăng nhãn áp có những biểu hiện gì ?

Thường cơ thể chúng ta sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau âm ĩ ở nửa đầu , khả năng nhìn bị thu hẹp và khi nhìn trong môi trường bóng tối giảm và hay chảy nước mắt nhiều.

Được chia thành 4 dạng : Tăng nhãn áp góc đóng, tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp thứ phát và tăng nhãn áp bẩm sinh 

  • Tăng nhãn áp góc đóng : Mắt sẽ bị sưng và có thể thấy đau đột ngột, có lớp màn che trước mắt và cảm thấy buồn nôn.
  • Tăng nhãn áp góc mở : trường hợp này thường không thấy rõ được những triệu chứng
  • Tăng nhãn áp bẩm sinh : thường sẽ xuất hiện ở trẻ em thì trường hợp này mắt bé có 1 lớp màn mờ , mắt đỏ, nhạy cảm với ánh sáng
  • Tăng nhãn áp thứ cấp : Có các triệu chứng tương tự như những trường hợp trên, thường do nguyên nhân tiền sử mắc các bệnh lý hay chấn thương ở mắt. Ví dụ, bệnh viêm nhãn cầu, bệnh đục thủy tinh thể quá nghiêm trọng khi bị sưng tấy. Người bệnh bị di chứng sau chấn thương hay phẫu thuật có thể gây tăng nhãn áp thứ phát.

 

 

Khác nhau giữ mắt thường và tăng nhãn áp

Nguyên nhân gây ra tăng nhãn áp ?

  • Tăng nhãn áp góc mở và tăng nhãn áp bẩm sinh: thường do di truyền gây ra
  • Tăng nhãn áp góc đóng: do có sự tắc nghẽn ống dẫn lưu trong màng mạch dẫn đến tăng áp lực lên mắt;
  • Tăng nhãn áp thứ cấp: có thể hình thành nếu những ai đã từng mắc phải tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng và bị thêm các bệnh như tiểu đường, chấn thương mắt hoặc thường xuyên dùng các thuốc Corticosteroids.

Dây thần kinh thị giác

Cách điều trị bệnh tăng nhãn áp

Các bác sĩ khẳng định hiện chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh tăng nhãn áp/thiên đầu thống/cườm nước. Các phương pháp điều trị chỉ nhằm khống chế mức độ giảm thị lực và ngăn ngừa các triệu chứng đi kèm. Một khi bệnh thiên đầu thống đã tiến triển đến giai đoạn muộn bệnh nhân sẽ bị mù vĩnh viễn.

Cách điều trị bệnh tăng nhãn áp phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện và loại bệnh mắc phải. Nếu phát hiện bệnh sớm có thể điều trị bằng thuốc nhỏ mắt và uống thuốc giúp giảm áp lực cho mắt. Thông thường việc điều trị nội khoa được chỉ định với tăng nhãn áp đóng đơn cấp.

Bác sĩ thường kê thuốc tra mắt pilocarpin 1% – 2% 1h/lần, đồng thời cho uống Acetazolamid 0,25 g, uống 2 – 4 viên/ngày. Liều lượng thuốc được duy trì đến khi nhãn áp hạ thì tra 3 – 4 lần/ngày.

Nếu bệnh nhân có biểu hiện nôn nhiều, không uống được thuốc thì chuyển sang tiêm tĩnh mạch Diamox 500 mg x 1 ống.

Nếu việc dùng thuốc không hiệu quả, bệnh nhân có thể được phẫu thuật Laser. Bác sĩ sử dụng tia Laser chiếu vào khu vực bè giác mạc (nơi thoát thủy dịch), tạo ra khoảng 100 lỗ nhỏ trên bè giác mạc nhằm thoát thủy dịch cho mắt.

Quá trình phẫu thuật Laser chỉ mất 15 – 20 phút cho hiệu quả cao và ít biến chứng. Phương pháp này cho hiệu quả kéo dài tới khoảng 2 – 5 năm mới có nguy cơ tái phát.

Trường hợp phẫu thuật bằng Laser hay cắt bè củng giác mạc không có tác dụng, còn một phương pháp phẫu thuật khác là cấy ghép ống thoát thủy dịch. Bác sĩ sử dụng một ống có chiều dài khoảng 1,3 cm bằng chất liệu silicon để làm ống thoát thủy dịch rồi ghép vào mắt bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là sau mổ bệnh nhân phải băng mắt khá khó chịu cần thêm thời gian theo dõi, điều trị.

Cho nên hãy để ý thật kĩ những chịu chứng trên để điều trị thật nhanh chóng tránh gây ra những trường hợp xấu nhất.

Chúc bạn luôn vui khỏe!

Thông tin liên hệ: 

Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PyLoRa
Địa Chỉ: Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM
Hotline:  0909 748 517 
Email: info@PyLoRa.com 

Xem Thêm: Tăng Nhãn Áp Có Dẫn Đến Mù Lòa Không

Nguồn: PyLoBe.com

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.