Tìm Hiểu Về Thoái Hóa Khớp Háng

Chia sẻ

Thoái hóa khớp háng gặp chủ yếu ở người trưởng thành, nhất là người cao tuổi. Bệnh gây đau và biến đổi cấu trúc của khớp, dần dần dẫn đến tàn phế, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gánh nặng cho gia đình và xã hội, nếu không được điều trị. Để biết thêm thông tin về bệnh hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Thoái hóa khớp háng gặp chủ yếu ở người trưởng thành, nhất là người cao tuổi.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây nên thoái hóa khớp háng rất đa dạng, trong đó thoái hóa nguyên phát chiếm tỉ lệ cao nhất (khoảng 50%), gặp chủ yếu ở người cao tuổi.

Thoái hóa khớp háng thứ phát bao gồm: tiền sử khớp háng bị viêm (thấp khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp do lao…), do chấn thương khớp háng, gãy cổ xương đùi, trật khớp háng (do lao động, tập luyện, chơi thể thao, người cao tuổi, già yếu lên cầu thang…), hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi điều trị không dứt điểm càng về sau, tuổi tác càng lớn càng dễ dẫn đến thoái hóa khớp háng. Một số trường hợp thoái hóa khớp háng là do từ lúc sinh ra đã có cấu tạo bất thường ở khớp háng hoặc chi dưới (bẩm sinh).

Ngoài ra, thoái hóa khớp háng là do biến chứng của các bệnh khác (đái tháo đường, gút…), bệnh khớp do bệnh ưa chảy máu, bệnh huyết sắc tố…

Triệu chứng

Thoái hóa khớp háng khiến người bệnh đi lại khó khăn do khớp háng chịu trọng lực của cơ thể nhiều nhất. Bệnh nhân thường đau vùng bẹn, sau đó lan xuống đùi, đau tăng lên khi cử động hay đứng lâu và thường đi khập khiễng. Người bệnh cảm thấy thường xuyên mỏi và tê cứng khi vận động đi bộ hoặc co duỗi khớp đùi háng.

Cơn đau cũng xuất hiện khi người bệnh đột ngột đổi tư thế

Giai đoạn tiếp theo là xuất hiện những cơn đau nhói mỗi  khi vận động xoay người, gập người hoặc dạng háng, nhưng khi nghỉ ngơi sẽ hết đau. Về sau, những cơn đau xuất hiện dồn dập vào buổi sáng khi mới thức dậy và trở nên đau mỏi hơn về chiều tối. Cơn đau cũng xuất hiện khi người bệnh đột ngột đổi tư thế từ ngồi sang đứng và đau nhiều khi đi lại, dần dần đau tăng lên ngay cả khi nghỉ ngơi và ban đêm, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa (nóng, lạnh đột ngột).

Hậu quả xấu

Thoái hóa khớp háng nếu được chẩn đoán và điều trị sớm có thể làm chậm sự phát triển của bệnh, giảm triệu chứng đau, giúp bệnh nhân vận động, trở lại cuộc sống bình thường.

Nếu phát hiện và điều trị muộn sẽ có nhiều bất lợi cho người bệnh.

Nếu phát hiện và điều trị muộn sẽ có nhiều bất lợi cho người bệnh. Nếu không điều trị gì, tình trạng đau, nhức thường xuyên, cứng khớp háng ngày càng tăng ngay cả khi không vận động gì, cho đến khi  người bệnh không thể đi lại do chỏm khớp đã biến dạng, các gai xương bám đầy khớp, khớp mất vận động. Thêm vào đó, người bệnh có thể mất khả năng xoay người, gập người hoặc dạng háng và vùng cơ bên thoái hóa khớp háng bị teo nhỏ hẳn.

Để chẩn đoán thoái hóa khớp háng, ngoài các triệu chứng lâm sàng, cần  chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), nếu có điều kiện nên chụp cộng hưởng (MRI).

Nên phòng như thế nào?

Nếu mắc bệnh viêm, chấn thương hoặc tật bẩm sinh khớp háng nên tích cực điều trị càng sớm càng tốt để khi có tuổi hạn chế thoái hoá khớp.

Với người đã bị thoái hóa khớp háng, có thể phòng ngừa và hạn chế các cơn đau do thoái hóa sụn khớp bằng cách tập thể dục hết sức nhẹ nhàng hàng ngày, không nên đi bộ. Bên cạnh đó, cần có chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất, đặc biệt là ăn, uống các loại thực phẩm nhiều Canxi (sữa, tôm, cua ốc, dầu cá). Cần có giấc ngủ tốt và nên tạo cho tinh thần thoải mái. Cần điều trị các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến thoái hóa khớp háng (bệnh gút).

>> Xem thêm: Xoa Dịu Cơn Đau Xương Khớp – Vui Sống Mỗi Ngày Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoBone Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.