Viêm Gan Tự Miễn Là Gì? Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Chia sẻ

Bệnh lý viêm gan được chia thành nhiều loại bệnh khác nhau phụ thuộc vào khả năng gây hại cho sức khỏe. Vậy bạn đã biết viêm gan tự miễn là gì cũng như các phương pháp điều trị bệnh hữu hiệu chưa? Hãy cùng Pylovi.com theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Viêm gan tự miễn là gì? 

Viêm gan tự miễn có tên khoa học là Autoimmune Hepatitis, viết tắt AIH. Đây là căn bệnh xảy ra ở các tế bào gan do hệ thống miễn dịch của cơ thể quay lại tấn công. Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho rằng, người mắc bệnh viêm gan tự miễn thường do di truyền mà nên, và gặp nhiều ở nữ giới, chiếm tới hơn 70% tỷ lệ mắc bệnh. 

Viêm gan tự miễn có thể diễn biến thành mãn tính. Nếu nặng hơn sẽ biến chứng sang xơ gan, cuối cùng là ung thư gan.

Viêm gan tự miễn có khả năng biến chứng thành xơ gan và ung thư gan nếu không được chữa trị đúng cách

Nguyên nhân phát bệnh:

→ Giới tính: 

Theo các chuyên gia, bệnh viêm gan tự miễn có thể xuất hiện ở mọi đối tượng tuy nhiên thường xảy ra nhiều ở nữ giới.

→ Đã mắc các bệnh nhiễm trùng trước đây: 

Nếu bạn đã nhiễm một số bệnh về nhiễm trùng, rất có thể các loại vi khuẩn này còn tồn tại trong cơ thể, từ đó phát triển thành bệnh viêm gan tự miễn.

→ Lạm dụng một số loại thuốc điều trị: 

Việc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh minocycline như Dynacin, Minocin… hoặc thuốc hỗ trợ điều trị cholesterol đều góp phần hình thành nên bệnh viêm gan tự miễn. Do đó bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc thay vì tự ý sử dụng.

→ Tiền sử gia đình bị viêm gan tự miễn: 

Nếu có người trong gia đình mắc bệnh viêm gan tự miễn, bạn sẽ có nguy cơ cao bị di truyền căn bệnh này so với người không có tiền sử gia đình mắc bệnh.

Một số dấu hiệu thường gặp của bệnh:

→ Mệt mỏi, uể oải kéo dài.

→ Cảm thấy quanh bụng khó chịu.

→ Đau cơ khớp.

→ Ngứa ngáy.

→ Có hiện tượng vàng da và lòng trắng của mắt.

→ Lá gan mở rộng.

→ Mạch máu nổi lên bất thường trên da.

→ Buồn nôn.

Buồn nôn kéo dài là một trong số các dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm gan tự miễn

Có bao nhiêu loại viêm gan tự miễn?

Bệnh có 2 loại đó là:

Viêm gan tự miễn loại 1:

Đây là loại viêm gan tự miễn phổ biến có thể xảy ra ở mọi độ tuổi khác nhau. Theo thống kế, những người mắc các bệnh như viêm tuyến giáp, viêm khớp dạng thấp, viêm loét đại tràng… có nguy cơ bị viêm gan tự miễn loại 1 cao hơn rất nhiều.

Viêm gan tự miễn loại 2:

Tuy bệnh có thể diễn ra ở nhiều đối tượng nhưng viêm gan tự miễn loại 2 lại xuất hiện phổ biến ở phụ nữ trẻ tuổi kèm theo một số vấn đề tự miễn khác.

Các kỹ thuật y tế giúp chẩn đoán bệnh:

Hiện nay có 2 phương pháp chẩn đoán bệnh viêm gan tự miễn dịch, đó là:

Xét nghiệm máu:

Việc xét nghiệm máu có thể giúp các bác sĩ phân biệt được bạn có đang nhiễm bệnh viêm gan tự miễn dịch hay là các rối loạn viêm gan siêu vi khác. 

Sinh thiết gan:

Thông qua sinh thiết gan, các bác sĩ có thể kiểm tra, xác định được mức độ tổn thương ở gan, có xảy ra biến chứng bất thường nào hay không. Xét nghiệm sinh thiết gan được thực hiện bằng cách trích một ít mô gan ra, sau đó dùng cây kim mỏng chọc vào lá gan thông qua đường rạch nhỏ trên bề mặt để tiến hành phân tích.

Viêm gan tự miễn thường được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu

Phương pháp điều trị bệnh bằng thuốc:

Hiện có 2 loại thuốc phổ biến được các bác sĩ đánh giá cao trong việc điều trị bệnh viêm gan tự miễn là:

Prednisone:

Ở giai đoạn điều trị đầu tiên thuốc prednisone thường được sử dụng liều cao hơn, sau đó giảm dần theo tình trạng bệnh. Bệnh có thể tái phát trở lại khi ngừng thuốc. Ngoài ra, thuốc prednisone có tác dụng phụ là gây ra bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, xương dễ gãy, tăng cân…

Azathioprine:

Đây là loại thuốc có khả năng kiểm soát và ức chế hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên chúng có thể xảy ra các tác dụng phụ là vết thương khó lành hoặc buồn nôn. 

Các biến chứng của bệnh viêm gan tự miễn:

→ Thiếu máu

→ Giảm tiểu cầu: Khi bị giảm tiểu cầu, cơ thể bạn rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây phá hủy các tế bào dễ bị bầm tím và chảy máu.

→ Viêm loét đại tràng.

→ Viêm khớp dạng thấp: Đây là chứng bệnh xảy ra do hệ thống miễn dịch tấn công các màng của xương, khiến các cơ xương bị tê liệt, đau, sưng, thậm chí có thể gây tàn tật.

→ Bệnh celiac.

Trên đây là tổng hợp các thông tin cần biết về khái niệm viêm gan tự miễn là gì, nguyên nhân phát bệnh cũng như các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Pylovi.com hy vọng đã cung cấp cho bạn nhiều kiến thức hữu ích nhé.

Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Viêm Gan Siêu Vi Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLovi Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.