1- Ăn ít rau và trái cây
Các nhà khoa học đã chứng minh ăn nhiều rau và trái cây có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tim mạch. Trong rau, củ và quả tươi có chứa nhiều Kali, đây là thành phần có tác dụng giảm huyết áp và ngăn ngừa đột quỵ. Trong rau, củ, quả cũng có chứa nhiều chất xơ có tác dụng ngăn ngừa tiểu đường, giảm Cholesterol trong máu và do đó giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Nếu bạn thuộc tuýp người ít ăn trái cây và rau, hãy bỏ ngay thói quen xấu này. Chỉ với 500g trái cây và rau, củ mỗi ngày, bạn đã giảm được 20% nguy cơ tử vong vì bệnh tim. Ngoài ra, nên ăn đa dạng các loại rau, củ, quả: rau lá xanh đậm, các loại củ, nhóm trái cây màu cam / vàng/ xanh…. Trong các loại củ (khoai lang, khoai tây) có chứa rất nhiều xơ min, tốt cho tim mạch và hệ tiêu hóa.
2- Ăn ít cá
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, không ăn cá hoặc ăn quá ít thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên rõ rệt. Ăn cá ít nhất một lần một tuần sẽ giúp giảm 16% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tác dụng bảo vệ của cá đối với bệnh tim mạch là do trong cá có hàm lượng cao các Axit béo n-3 (Omega 3). Các bác sĩ tim mạch khuyên bạn nên ăn cá từ 1-2 lần trong một tuần và trong đó có 1 bữa là loại cá có nhiều mỡ.
3- Không vệ sinh răng miệng đúng cách
Bạn sẽ bất ngờ khi biết thông tin: Những người bị bệnh nướu răng có nguy cơ cao bị đau tim, đột quỵ và các bệnh lý tim mạch khác. Nguyên nhân là bệnh nha chu làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể, đây là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim. Để giữ cho trái tim khỏe mạnh, bác sĩ khuyên bạn nên đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa sau khi ăn và đến gặp nha sĩ ngay khi gặp phải các vấn đề răng miệng.
4- Ngủ ngáy
Những người ngủ ngáy thường cho đây là tình trạng bình thường và không nguy hại cho sức khỏe. Thế nhưng, các nhà nghiên cứu lại phát hiện ra, chứng ngáy ngủ có thể là dấu hiệu của tình trạng dày lên hoặc bất thường ở các động mạch cảnh (nằm ở cổ và dẫn máu đến đầu, não, mặt), có nguy cơ gây hại cho tim. Chính vì thế, hãy điều trị ngay nếu bạn bị chứng ngưng thở khi ngủ, kèm theo tăng huyết áp hoặc các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim mạch.
Thường xuyên ngủ ngáy
5- Căng thẳng, stress kéo dài
Mức độ căng thẳng cao có thể tác động tiêu cực đến trái tim bạn – đặc biệt là khi bạn để stress tích tụ theo thời gian. Khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra một chất gọi là cortisol – yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim do nó làm tăng huyết áp, tăng cholesterol và lượng đường trong máu. Bạn không nhất thiết phải tránh xa stress hoàn toàn, nhưng hãy học cách kiểm soát nó bằng cách thư giãn và nghỉ ngơi sau những giờ làm việc bận rộn, tập thiền/yoga để cân bằng tâm trí.
6- Trầm cảm
Nếu biết mình đang bị trầm cảm nhưng lần lữa chưa đi gặp bác sĩ tâm lý, bạn đang gián tiếp làm tổn thương trái tim mình. Thống kê cho thấy những người bị trầm cảm hoặc xuất hiện các triệu chứng trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Nếu chứng trầm cảm được điều trị đúng cách, nguy cơ này sẽ giảm xuống một nửa. Do đó, bạn đừng chủ quan với bất kỳ biểu hiện nào cho thấy mình có khả năng bị trầm cảm.
7- Dễ tức giận
Có nhiều lý do giải thích tại sao bạn không nên để cơn tức giận ảnh hưởng đến sức khỏe, một trong số đó là nó có thể làm tổn thương trái tim. Khi bạn tức giận quá độ, tim sẽ đập nhanh hơn, hơi thở gấp gáp hơn. Nếu không được kiểm soát kịp thời, cơn nóng giận sẽ làm tăng nguy cơ đau tim, thậm chí đột quỵ. Do vậy, dù với bất kỳ lý do gì, bạn cũng đừng để cơn giận làm tổn hại sức khỏe bản thân.
Cố gắng học cách kiềm chế cơn tức giận
8- Hút thuốc lá (thụ động và chủ động)
Hút thuốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Một người hút thuốc sẽ bị giảm khoảng 10 năm tuổi thọ so với người không hút thuốc. Hút thuốc dù ít cũng tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Tác hại của hút thuốc không chỉ phụ thuộc vào liều lượng mà còn phụ thuộc vào thời gian hút. Tất cả các loại thuốc gồm toàn bộ các loại thuốc lá (kể cả loại có nồng độ Nicotin thấp, có đầu lọc hay không có đầu lọc), xì gà, thuốc hút tẩu, thuốc lào đều có hại. Thuốc lá không khói cũng làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ và đột quỵ. Đặc biệt hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc) cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch như người hút chủ động. Người hít phải khói thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc tại nơi làm việc sẽ bị tăng 30% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Hút thuốc lá có liên quan đến nhiều loại bệnh lý Tim mạch như xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành (đột tử, hội chứng vành cấp, đau thắt ngực ổn định và suy tim), đột quỵ, phình động mạch chủ bụng, bệnh động mạch chi dưới. Ngoài ra, thuốc lá còn gây hại cho rất nhiều cơ quan khác như gan, phổi, thận, tuyến tụy, đại trực tràng… Vì vậy nếu bạn đang hút thuốc, hãy ngừng ngay càng sớm càng tốt.
9- Không khám sức khỏe định kỳ
Rất ít người duy trì thói quen đi kiểm tra sức khỏe hàng năm, nhưng đây là việc làm rất quan trọng trong việc giữ cho trái tim khỏe mạnh. 80% bệnh tim có thể phòng ngừa được. Muốn vậy, bạn cần đi khám mỗi 6 tháng/lần để được kiểm tra huyết áp, cholesterol, cân nặng và lượng đường trong máu, đồng thời sàng lọc các yếu tố nguy cơ của bệnh tim.
Nếu phát hiện vấn đề bất thường, bạn sẽ được điều trị kịp thời trước khi các bệnh lý nguy hiểm ập đến. Việc điều trị sớm và hiệu quả các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu, tiểu đường và béo phì sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ của bạn.
XEM THÊM: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Hở Van Tim Với Bộ Ba Dược Thảo PyLoHo Từ Mỹ
Nguồn : PyLoRa.com