Chăm sóc bệnh nhân nhằm nhanh chóng cải thiện sức khỏe và hạn chế biến chứng sau mổ tim rất quan trọng. Theo các chuyên gia tim mạch, người bệnh cần có phương pháp phòng ngừa, cụ thể như sau:
Phòng viêm nội tâm mạc
Phòng viêm nội tâm mạc
– Chăm sóc tốt sức khỏe răng miệng, kiểm tra răng miệng thường xuyên và đánh răng với kem đánh răng kháng khuẩn hai lần mỗi ngày
– Tránh xỏ khuyên (lỗ tai, khuyên mũi, khuyên rốn) và xăm mình.
– Không tự ý tiêm bất kỳ loại thuốc nào nếu không được sự đồng ý của bác sĩ
– Nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào cần báo ngay cho bác sĩ để được điều trị sớm.
Phòng đột quỵ và nhồi máu cơ tim
Uống thuốc chống đông máu theo chỉ định
– Uống thuốc chống đông máu đúng chỉ định
– Tái khám thường xuyên theo yêu cầu của bác sĩ
–Thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần đến bệnh viện ngay, không chủ quan vì các biến chứng này đều rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.Kiểm soát tốt huyết áp, mỡ máu; dùng thuốc nếu có yêu cầu, ăn nhạt, ăn giảm mỡ và đo áp huyết thường xuyên.
– Áp dụng chế độ ăn sau thay van tim dựa trên nguyên tắc ăn nhạt và ăn giảm mỡ.
Khi nào cần tái khám?
Tái khám đúng theo lịch của bác sĩ
– Trước tiên, bệnh nhân cần ý thức được việc sử dụng thuốc chống đông sau phẫu thuật thay van cơ học là vấn đề rất quan trọng. Ngay sau mổ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống đông và theo dõi hàng ngày trong thời gian nằm viện để điều chỉnh liều phù hợp với từng bệnh nhân.
- Khi bệnh nhân đạt chỉ số ổn định sẽ được ra viện và có lịch hẹn tái khám. Bệnh nhân phải tái khám đúng theo lịch và uống thuốc chống đông đúng theo đơn của bác sĩ, uống đúng liều lượng, uống đều đặn, không được ngưng thuốc đột ngột vì bất cứ lý do gì nếu không có ý kiến của bác sĩ.
- Nếu bệnh nhân thấy có những dấu hiệu như:Chảy máu chân răng (tự nhiên hay sau khi đánh răng), chảy máu mũi, nổi vết bầm dưới da, đi ngoài phân đen sệt, nôn ra máu, tiểu đỏ, lượng máu hành kinh ra nhiều…(có thể do dùng thuốc quá liều) hoặc thấy tức ngực, khó thở… (có thể bị kẹt van) thì cần đến bệnh viện ngay để bác sĩ tim mạch kiểm tra và điều trị.
-
Bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông không nên tự uống thuốc khác (kể cả các loại thuốc bổ, vitamin), khi cần dùng thuốc phải hỏi ý kiến của bác sĩ và xem kỹ hướng dẫn sử dụng.
- Khi bệnh nhân phải vào bệnh viện (vì tai nạn, bệnh tật…), phải báo cho bác sĩ biết là đang dùng thuốc chống đông máu và đang mang van tim nhân tạo.
-
Ngoài tuân thủ việc uống thuốc thường xuyên và đều đặn, chế độ ăn cũng rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả dùng thuốc chống đông.
XEM THÊM: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Hở Van Tim Với Bộ Ba Dược Thảo PyLoHo Từ Mỹ
Nguồn : PyLoRa.com