Cam Thảo Có Công Dụng Gì Mà Lại Được Nhiều Người Sử Dụng?

Chia sẻ

Cam thảo là một loại thảo dược có vị ngọt, dễ ăn và chữa được nhiều bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng cam thảo cần cẩn thận bởi có thể mang lại nhiều tác dụng phụ. Vậy cam thảo có công dụng gì và nên dùng như thế nào là hợp lý? Cùng Pylotom tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Khái quát về cây cam thảo

Cam thảo – loại thảo dược có vị ngọt được dùng làm thuốc

Cam thảo còn có nhiều tên gọi khác là sinh cam thảo, quốc lão hay bắc cam thảo, và cả tên khoa học Glycyrrhiza uralensis Fisch. Đây là loại thảo dược có nguồn gốc từ Trung Quốc, ngoài ra, cũng có mặt tại Hà Nội, Vĩnh Phú, Hải Hưng nước ta. Mỗi cây cam thảo thường có chiều cao khoảng 60 cm, tán rộng 40 cm, toàn thân bao phủ bởi lông nhỏ. Lá cây dạng lá kép dài 4cm, rủa có màu nâu và nhám lông bề mặt.

Thông thường, sẽ có ba loại cam thảo chính là cam thảo Bắc, cam thảo Nam và cam thảo dây. Mỗi loại sẽ có cấu tạo, hình dáng và thành phần công dụng khác nhau. Bộ phận được sử dụng của loại cây này là phần thân và rễ. Chúng thường được thu hoạch vào khoảng tháng hai cho đến tháng tám hàng năm. Cây thường được làm sạch, cắt nhỏ, phơi hoặc sấy khô trước khi làm thuốc.

Cam thảo có công dụng gì?

Cam thảo có thể tiêu diệt vi khuẩn Hp

Cam thảo thường bao gồm rất nhiều thành phần hóa học khác nhau như: Glycyrrhizin, Neo-liquiritin, Isoliquiritigenin, Liquiritin, Isoliquiritin, Licurazid, Liquiritigenin. Cây có tính bình và vị ngọt. Như vậy, với hơn ba trăm hợp chất khác nhau, cây mang đến cho sức khỏe nhiều công dụng phổ biến như:

Cam thảo có công dụng thanh nhiệt, giải độc, ích khí, nhuận phế và thông kinh mạch. Ngoài ra, còn tác dụng đến nội tiết tố, diệt những vi khuẩn gây sâu răng.

Phần rễ được dùng trong chữa chứng viêm da, nhiễm trùng, có khả năng chống lại và tiêu diệt vi khuẩn. Nhờ vậy, những chứng ghẻ lở, viêm nang lông hay mô tế bào được khắc phục tốt và nhanh chóng cải thiện.

Với lượng lớn chất chống oxy hóa glabridin và glabrene, rễ cam thảo còn có tác dụng chữa chứng viêm loét dạ dày. Cải thiện rõ rệt qua việc giảm nhanh chứng ợ chua, buồn nôn, đau bụng. Đặc biệt hơn, nó còn là một loại thuốc có khả năng ngăn cản sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn Hp.

Glycyrrhizin còn hỗ trợ tốt cho chứng viêm gan C bởi đặc tính kháng khuẩn mạnh. Nhờ vậy, bảo vệ và tăng cường được chức năng gan. Hơn thế, loại thảo dược này còn điều trị tốt chứng viêm họng, giúp diệt khuẩn, long đờm.

Cách dùng cam thảo

Không nên dùng nhiều hơn 80 gram cam thảo mỗi ngày

Liều lượng

Mỗi ngày chỉ được dùng từ 40 gram đến 80 gram cam thảo là liều lượng tốt nhất đối với cơ thể. Cho dù cam thảo có công dụng gì, tốt như thế nào cũng không nên sử dụng nhiều hơn. Và tùy theo thể trạng, cân nặng, tuổi tác,…mà có những chỉ định cụ thể hơn bởi bác sĩ. Do đó, không nên tùy ý sử dụng quá nhiều cam thảo trong ngày bởi có thể gây huyết áp cao, suy tim, co giật,…Người dùng có thể sắc thuốc để uống, nhai, dùng các chế phẩm khác như kẹo, bánh, trà hoặc cao lỏng.

Tác dụng phụ

Dùng nhiều nước cam thảo hơn liều lượng cho phép sẽ gây ra mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, mất kinh nguyệt ở nữ. Nó còn gây suy giảm ham muốn trong quan hệ vợ chồng, và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Cụ thể, nếu uống trên 100 gram nước cam thảo, huyết áp sẽ bị tăng đột ngột, giảm kali trong máu. Trong cam thảo có nhiều glycyrizin còn gây ra chứng rối loạn tim mạch, nhịp tim tăng cao.

Như vậy, chúng ta đã biết được cam thảo có công dụng gì và nên sử dụng như thế nào. Tốt nhất không nên dùng cảm thảo nhiều hơn bốn tuần để tránh tích trữ chất gây hại. Ngoài ra, nếu đang dùng thuốc khác hoặc đang mang thai, cho con bú cần thông báo với bác sĩ trước khi dùng. Pylotom thông tin đến bạn!

Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Đau Dạ Dày Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoTom Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.