Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mãn Tính

Chia sẻ

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một bệnh được đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không có khả năng hồi phục hoặc chỉ hồi phục một phần, sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và kèm với đáp ứng viêm bất thường của phổi gây nên bởi các khí hoặc các chất độc hại 

Theo GOLD 2011 (Global Intiative of Obstructive Lung Disease)- Sáng kiến toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì:

– Là một bệnh thông thường và phòng ngừa được.

– Giới hạn luồng khí dai dẳng và thường tiến triển.

– Do phản ứng viêm tăng mạnh trong đường dẫn khí và phổi đối với hạt và khí độc.

– Các cơn kịch phát và bệnh cùng mắc, góp phần làm cho bệnh nặng thêm ở mỗi bệnh nhân.

– Viêm phế quản mạn, khí phế thũng và hen xuyễn.

– Dấu hiệu: khó thở, ho và khạc đờm kinh niên + cơn kịch phát.

– Phế dung kế được cho là cần thiết để chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các giai đoạn của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính : FEV1/FVC < 70% sau kiểm tra giãn phế quản.

Vai trò dinh dưỡng trong chữa trị

Chế độ dinh dưỡng cần phải được chú ý để đảm bảo nâng cao thể trạng và góp phần cải thiện tình trạng của bệnh, nếu nuôi ăn tốt bệnh của bệnh nhân không bị nặng lên, bệnh nhân cảm thấy nhẹ nhõm, đờm ít đi , dịch tiết giảm đi, đỡ khó thở hơn, hạn chế các đợt cấp tính và bội nhiễm.

Chế độ dinh dưỡng hằng ngày 

Nhu cầu năng lượng tối thiểu hằng ngày cho các bệnh nhân BPTNMT là 40-45 kcalo/kg trọng lượng cơ thể. Năng lượng được cung cấp chủ yếu từ 3 nguồn: chất bột, đạm và chất béo theo tỷ lệ: 50%:15%:35% một ngày. Hạn chế thực phẩm không có giá tri dinh dưỡng như rượu, bia, cà phê.
 
Ăn 2 – 4 chén cơm một ngày, ăn đủ đạm, chất béo, việc sử dụng nhiều tinh bột có thể làm tăng CO2 trong máu. Các chất béo có nguồn gốc từ cá, dầu thực vật có lợi cho bệnh nhân bởi ngoài việc hạn chế làm tăng CO2 trong máu còn cung cấp năng lượng cao.
Tăng cường bổ sung các loại Vitamin, Omega 3, các yếu tố vi lượng như các loại rau, củ, quả, đặc biệt là các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, C, E (các Vitamin này có tác dụng giảm các gốc Oxy hóa do khói thuốc lá và quá trình viêm mạn tính của bệnh tạo ra). Ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh không chỉ tăng cường các yếu tố dinh dưỡng mà còn góp phần giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn, hạn chế hấp thu Cholesterol.
Ngoài ra, để tăng sức cơ hô hấp (cơ hoành, cơ liên sườn) cần ăn đủ phốt pho, Can-xi, Ka-li, Magiesium. Các chất này có nhiều trong sữa, hải sản, các loai hạt như đậu phộng, hạt điều, rau má
Ăn đủ chất xơ (từ rau, trái cây) để tránh táo bón. Nếu không thể ăn đủ lượng rau, có thể bổ sung một dạng xơ tan vào nước uống, sữa…
Nên ăn chậm, ăn từng miếng nhỏ, chọn thực phẩm mềm, dễ nhai. Nếu khó thở do chướng bụng, mệt nên ăn 5-6 bữa nhỏ trong ngày, ăn ở tư thế ngồi
Chú ý bổ sung lượng nước trong ngày, điều này rất quan trọng với người BPTNMT để hạn chế táo bón, giúp làm loãng đờm, tạo điều kiện cho ho khạc đờm dễ dàng (trung bình khoảng 2 – 3 lít/ngày). Có thể sử dụng các loại nước hoa quả vừa để bổ sung nước, đồng thời bổ sung dinh dưỡng. 

Thông tin liên hệ: 

Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PyLoRa
Địa Chỉ: Số 32, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM
Hotline:  0909 124 798 – 0962 158 661
Email: info@PyLoRa.com 

Nguồn : pylora.com

Xem thêm: Giải Pháp Cho Bệnh COPD Với Bộ Đôi Dược Thảo PYLOCOP Từ Mỹ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.