Dịch Vị Là Gì? Tìm Hiểu Về Dịch Vị Trong Dạ Dày

Chia sẻ

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường nghe nhắc đến dịch vị. Vậy dịch vị là gì và nó hoạt động ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin xoay quanh dịch vị trong bài viết này nhé.

1. Dịch vị là gì?

Dịch vị được coi là một hỗn hợp những chất do tuyến vị bên trong thành dạ dày tiết ra. Thành phần của dịch vị bao gồm axit clohiđric và enzyme Pepsin. Công dụng của dịch vị đó chính là giúp cho thức ăn có thể được tiêu hóa một cách tốt nhất. Nó biến những chất chất protein thành dạng polypeptit nhờ có sự hiện diện của chất enzyme Pepsin. 

Dịch vị được coi là một hỗn hợp những chất do tuyến vị bên trong thành dạ dày tiết ra

Bên cạnh đó thành phần của chất nhầy cũng sẽ mang đến công dụng đó là bao bọc thức ăn để quá trình vận chuyển thức ăn dễ dàng hơn. Bên trong thành phần của dịch vị sẽ có chứa khoảng 99,5% là nước, còn lại đó là vật chất khô. Tuy nhiên bên trong thành phần của chất khô cũng có rất nhiều các chất hữu cơ ví dụ như protein các loại enzyme và chất vô cơ.

2. Dịch vị hoạt động ra sao

Bên trên thành niêm mạc của dạ dày sẽ xuất hiện những lỗ nhỏ. Mỗi một lỗ nhỏ này có tác dụng làm một chiếc cửa thông để có thể dẫn dịch vị từ những tế bào tuyến vị ẩn bên trong niêm mạc chảy ra bên ngoài. Hiện nay có bốn loại tế bào bên trong tuyến vị như sau:

Có 4 loại tế bào bên trong tuyến vị của con người

– Tế bào chính: Đây là loại tế bào có nhiệm vụ tiết ra những pepsinogen. Nó được coi là dạng enzym mở đầu và chưa hoạt động.

– Tế bào viền: Đây là những tế bào có tác dụng tiết ra HCl để có thể tác động lên trên pepsinogen. Chính sự tác động này sẽ biến chúng thành Enzim Pepsin để biến đổi các protein thành ngữ polypeptide, hoạt động một cách đơn giản hơn,

– Tế bào cổ phễu: Đây là những tế bào có tác dụng để tiết ra các loại chất nhầy giúp bảo vệ thành niêm mạc dạ dày. Nó sẽ làm cho thành niêm mạc dạ dày tránh khỏi sự ăn mòn của HCl do phần tế bào viền tiết ra.

– Tế bào nội tiết: Thành phần của tế bào nội tiết sẽ tiết ra hormone gastrin có tác dụng kích thích tuyến vị và điều hòa hoạt động của tuyến vị. 

3. Cơ chế bài tiết của dịch vị

Sự bài tiết của dịch vị thông qua hai cơ chế đó chính là cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch

Cơ chế thần kinh:

Thông qua cơ chế thể dịch có rất nhiều những yếu tố để có thể điều hòa quá trình bài tiết dịch vị

Gastrin:

Đây là một hoóc môn được hình thành do tế bào G ở vùng hang vị dạ dày bài tiết. Nó có tác dụng đó là kích thích dây thần kinh X hoặc các sản phẩm tiêu hóa protit bên trong dạ dày. Bên cạnh đó đó nếu như sức căng ở thành dạ dày tăng lên nó cũng sẽ kích thích sự bài viết của gastrin.

Sau quá trình bài tiết thì phần Gastrin sẽ theo vùng máu để có thể đến thân dạ dày và tiếp tục kích thích bài tiết axit HCL và pepsinogen. 

Gastrin-like:

Đây là một hoóc môn có tác dụng tương tự giống như là Gastrin. Nó do niêm mạc tá tràng và tụy nội tiết bài tiết. Nếu như bệnh nhân bị ung thư tụy thì các tế bào khối u sẽ tăng cường khả năng bài viết các Gastrin like và dẫn đến việc tăng cường bài tiết axit HCL và Pepsin. Điều này gây nên hiện tượng loét dạ dày tá tràng ở nhiều chỗ trong cơ thể.

Histamin:

Đây là một sản phẩm được chuyển hóa từ histidine bên trong thành phần của tế bào niêm mạc dạ dày. Tác dụng của nó chính là kích thích các thụ thể H2 của tế bào viền để chúng có thể tăng khả năng tiết axit HCL.

Glucocorticoid:

Đây là một loại hormone của phần vỏ thượng thận mang đến tác dụng đó là kích thích sự bài tiết axit HCL và Pepsin. Đồng thời nó còn có thể ức chế bài tiết chất nhầy. Chính vì thế thế những người mà có có sức chịu đựng kém và thường xuyên bị căng thẳng về thần kinh rất dễ bị viêm loét dạ dày.

Prostaglandin E2:

Đây là một loại Hóc Môn của tế bào niêm mạc dạ dày mang đến tác dụng chính đó là ức chế sự bài tiết của HCl. Đồng thời loại Hóc Môn này cũng kích thích quá trình bài tiết chất nhầy và được xem là một trong những yếu tố quan trọng để bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về dịch vị là gì và những thông tin xoay quanh dịch vị. Rất hi vọng những chia sẻ này PyLoga đã cung cấp cho các bạn kiến thức bổ ích. 

Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoGa Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.