Những Điều Cần Biết Về Cây Nhũ Hương

Chia sẻ

Nhũ hương là một trong vị thuốc có rất nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh. Vậy bạn có biết cây nhũ hương có nguồn gốc từ đâu và công dụng thực sự của vị thuốc này như thế nào đối với sức khỏe con người? Vậy cùng tìm hiểu về  nhũ hương để bạn biết được công dụng và cách sử dụng loại thuốc này để điều trị bệnh trong bài viết dưới đây nhé.

1. Đặc điểm của cây nhũ hương

Nhũ hương là loại cây có tên khoa học Frankincense, thuộc họ Đào lộn hột. Loại cây này thô và khỏe, có chiều cao từ 4-5m, thân cây màu nâu hoặc vàng nhạt. Lá cây thường mọc xen kẽ và dày, thường dài từ 15 – 25cm, cuống lá màu lông trắng. Vùng đáy lá hình tròn, viền răng cưa và hướng trên to dần. Hoa của cây nhũ hương khá nhỏ, mọc thành chùm, nụ hình trứng và có 5 cánh màu vàng nhạt. Loài cây này thường được phân bố ở các quốc gia ở khu vực Địa Trung Hải. 

Thành phần của nhũ hương: Thành phần chủ yếu của nhũ hương gồm Free-α, β-Boswellic acid 33%, Olibanoresene 33% và một số thành phần khác.

Cách dùng: từ 3- 6g/ ngày với dạng bột, cao. 

2. Liều dùng và dạng bào chế của nhũ hương

Nhũ hương là loại nhựa được thu hoạch từ phần vỏ cây nhũ hương đã khô cứng. Đây là vị thuốc quý dùng để chữa bệnh. Tuy nhiên, liều dùng của nhũ hương còn phụ thuộc vào tùy loại bệnh. 

Nhũ hương được bào chế dưới nhiều dạng

Ngoài ra, tỷ lệ thuốc được sử dụng dựa theo độ tuổi, tình trạng sức khỏe ở mỗi người. Để biết được liều dùng phù hợp bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Điều này nhằm tránh gây ra các tác dụng phụ của nhũ hương và đảm bảo bệnh được chữa trị hiệu quả nhất.

Cách bào chế của nhũ hương như thế nào?

Nhũ hương thường được bào chế dưới các dạng sau:

– Thuốc nang, thuốc viên

– Chiết xuất tinh dầu

– Nhựa cây

– Kem bôi ngoài da

3. Công dụng của nhũ hương

Vốn là một trong những vị thuốc nổi tiếng trong Đông y nhờ những tác dụng thần kỳ mà nhũ hương luôn được sử dụng để chữa trị rất nhiều bệnh. Một số công dụng của vị thuốc mà có thể bạn chưa biết:

Nhũ hương có rất nhiều những công dụng tuyệt vời

Trị đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt

– Trị đau vùng thượng vị và chấn thương ngoại khoa

– Chiết xuất tinh dầu làm đẹp da, bảo vệ răng miệng

– Làm giảm chứng đau nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt

– Trị mụn nhọt, giảm đau sưng tấy và ghẻ lở

– Trị viêm gan, hạch vú

– Chữa giãn tĩnh mạch chi ở thế khí huyết ứ

– Cải thiện giấc ngủ đặc biệt cho người mắc bệnh trầm cảm

– Trị chứng cảm lạnh và viêm phế quản

Ngoài ra nhũ hương còn có rất nhiều tác dụng khác khác rất tốt cho cơ thể, nó còn có khả năng ngăn ngừa và kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư. Một số loại bệnh cần phải kết hợp nhũ hương với các vị thuốc khác để phát huy tác dụng tối đa trị bệnh.

4. Những lưu ý khi dùng nhũ hương

Trong quá trình sử dụng nhũ hương các bạn cũng cần phải có một số những lưu ý nhất định sau đây:

Sử dụng đúng liều lượng

Mặc dù được coi là tiên dược trong Đông Y từ hàng nghìn năm nay nhưng nhũ hương chỉ phát huy được công dụng thực sự khi bạn biết cách dùng nó đúng liều lượng.

Trong một thí nghiệm với loài chuột, khi dùng lượng lớn nhũ hương đã khiến cho nó tử vong. Vì thế quy định cho vị thuốc này khá nghiêm ngặt để tăng cường được tác dụng của nhũ hương. Bạn nên tuân thủ theo yêu cầu của các bác sĩ để tránh gây ra nguy hiểm cho sức khỏe.

Mức độ an toàn của nhũ hương

Ngoài được sử dụng đối với việc chữa bệnh, nhũ hương còn khá an toàn khi trong thực phẩm. Tuy nhiên với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, nhũ hương vẫn còn là một dấu hỏi chấm về sự an toàn tuyệt đối khi sử dụng. Vì vậy để chống các tác dụng phụ khi dùng nhũ hương bạn nên nghe theo ý kiến của bác sĩ.

Một số lưu ý khác khi dùng nhũ hương là đối với người lớn khi dùng đường uống dưới 6 tháng thì sử dụng nhũ hương khá an toàn. Ngoài ra ,nhũ hương an toàn khi dùng để bôi ngoài ra ít hơn 30 ngày

5. Nhũ hương có gây tác dụng phụ không?

Nhũ hương là vị thuốc thường gây ra tác dụng phụ khi trị bệnh. Thế nhưng, bệnh nhân có thể xuất hiện một số biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy,.. hoặc tác dụng ngoài ra như sưng môi, mặt, phát ban,…

Cần sử dụng đúng liều lượng

Tùy vào cơ địa mỗi người mà nhũ hương gây ra các tác dụng phụ đó. Vậy nên khi sử dụng vị thuốc này nếu thấy có các triệu chứng bất thường thì bạn nên ngừng uống hoặc bôi thuốc. Cách tốt nhất là hãy đến và nhờ bác sĩ tìm ra nguyên nhân, phương pháp điều trị mang lại hiệu quả. Có một số người bệnh khi dùng nhũ hương chủ quan khi thấy những biểu hiện trên xuất hiện rồi kéo dài khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Trên đây là những thông tin tổng quan về cây nhũ hương, công dụng và những lưu ý khi sử dụng nhũ hương. Mong rằng với những kiến thức mà bài viết chia sẻ, bạn đã hiểu hơn về tác dụng vị thuốc truyền thống này đối với sức khỏe. Hãy sử dụng đúng liều lượng để công dụng của nhũ hương được phát huy tối đa. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết của PyLoGa!

Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoGa Từ Mỹ

Nguồn:PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.