Có thể bạn chưa biết khi lượng axit dư thừa trong dạ dày sẽ dễ gây nên các tình trạng bệnh lý liên quan đến dạ dày và thực quản. Chính vì thế cơ thể cần phải cân bằng lượng axit để đảm bảo sức khỏe. Trong bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn cách trung hòa axit trong dạ dày.
1. Acid là gì và tại sao phải trung hòa Acid trong dạ dày?
Để tìm hiểu cách trung hòa axit trong dạ dày thì trước tiên bạn phải biết axit là gì? Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, dạ dày có nhiệm vụ tiết ra axit clohidric để trung hòa thức ăn. Loại axit này đóng chức năng trao đổi chất trong cơ thể. Nồng độ trung bình của axit là từ 0,0001 đến 0,001 mol/l tương ứng với độ pH là 4 và 3.
Cần phải trung hòa axit trong dạ dày
Khi lượng axit tăng lên bất thường do các tác nhân từ bên ngoài làm ảnh hưởng là dấu hiệu cảnh bảo để bạn biết axit trong dạ dày đang bị dư thừa. Khi cơ thể không tự cân bằng được lượng axit thì sẽ sinh ra các căn bệnh về dạ dày như viêm loét, trào ngược dạ dày,…
Nếu như tình trạng dư thừa axit kéo dài thì nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính ngày càng cao, thậm chí là ung thư. Vì vậy cơ thể chỉ khỏe mạnh khi ở trong môi trường có độ pH khoảng 7.34 – 7.45.
2. Nguyên nhân dẫn đến dư thừa Acid trong dạ dày
Trước hết để tìm ra giải pháp làm giảm lượng axit trong dạ dày thì bạn cần phải biết nguyên nhân thực sự gây ra hiện tượng này là gì. Có rất nhiều các yếu tố tác động khiến cho axit trong cơ thể bị mất cân bằng. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng dư thừa axit trong dạ dày.
Chế độ ăn uống không khoa học
Chế độ ăn uống không khoa học là nguyên nhân dẫn tới mất cân bằng axit
Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiện tượng này. Việc ăn các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ nướng hoặc thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá đã tác động đến lượng axit trong dạ dày tăng lên nhanh chóng.
Ăn uống không đủ bữa hoặc không đúng giờ, dạ dày luôn phải co bóp liên tục vì không có thức ăn làm dịch vị tiết ra không đều. Lượng axit bị tích tụ và dư thừa vì dạ dày tiết không đúng lúc khi uống nước trong hoặc sau bữa ăn làm loãng dịch vị. Từ đó sẽ sinh ra các căn bệnh như tiêu hóa kém, chán ăn,…Nếu nặng hơn có thể gây ra tiêu chảy, đau bụng, viêm đại tràng,…
Ngoài ra, việc ăn các loại thực phẩm bẩn do có chất hóa học như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học,..cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Tình trạng căng thẳng, stress thường xuyên
Nếu bạn thường xuyên để trạng thái tinh thần cảm thấy mệt mỏi, stress nặng sẽ khiến cho axit trong dạ dày tiết ra liên tục. Điều này có nguy cơ khiến cho niêm mạc bị tổn thương và gây ra bệnh lý dạ dày. Chính vì thế, bạn cần phải nghỉ ngơi, cân bằng lại cảm xúc để không bị căng thẳng, tinh thần được thoải mái thì dạ dày cũng sẽ không gặp các vấn đề nghiêm trọng.
Do ô nhiễm môi trường
Nguyên nhân do ô nhiễm môi trường
Tình trạng ô nhiễm môi trường do khí thải, chất thải công nghiệp, hóa chất, khói bụi cũng là các yếu tố tác động trực tiếp đến cơ thể. Khi độc tố bị tích tụ sẽ dễ dàng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, trong đó có dạ dày. Khi đó, cơ thể rất dễ sinh ra nhiều bệnh lý.
3. Cách trung hòa axit trong dạ dày bằng thực phẩm
Để trung hòa axit trong dạ dày là bạn nên thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Một trong những biện pháp tốt nhất là sử dụng thực phẩm vừa sạch và an toàn. Dưới đây là những thực phẩm bạn nên lựa chọn trong bữa ăn hàng ngày:
Đậu xanh
Đây là loại thực phẩm đươi coi như một bài thuốc để chữa bệnh. Nhờ có tính kiềm cao thì khả năng trung hòa axit sẽ tốt hơn.
Rau cải xanh
Bổ sung rau cải xanh vào bữa ăn hàng ngày sẽ giúp bạn tăng cường chất xơ, trung hòa axit, tăng cường hệ miễn dịch sẽ giúp bảo vệ cơ thể tốt hơn. Ngoài ra rau cải còn giàu chất chống oxy hóa để ngăn ngừa và hạn chế các bệnh lý mãn tính.
Tỏi
Thành phần trong tỏi có chứa allicin ngăn ngừa tình trạng axit xuất hiện ở thực quản. Vì thế bạn nên ăn tỏi với một lượng vừa đủ hàng ngày để bảo vệ dạ dày.
Gừng
Gừng cũng là thực phẩm tốt cho dạ dày
Gừng có tác dụng giảm co thắt dạ dày, khám viêm và trung hòa lượng axit dư thừa. Hệ tiêu hóa sẽ được cải thiện và tình trạng trào ngược dạ dày sẽ giảm đi. Vì thế, hãy ăn gừng nguyên chất mỗi ngày sẽ mang lại hiệu quả cho cơ thể
Bột yến mạch
Loại bột rất dễ ăn, cung cấp một lượng lớn chất xơ sẽ làm giảm lượng axit dư thừa. Ngoài ra còn giúp hệ tiêu hóa được cải thiện, giảm táo bón.
Lô hội
Không chỉ có tác dụng về cải thiện sắc đẹp mà còn có khả năng trung hòa axit nhờ tính chất làm mát tự nhiên trong lô hội. Các triệu chứng như ợ hơi, trào ngược axit sẽ được giảm đáng kể nếu như bạn sử dụng lô hội.
Táo
Trong táo có chứa các enzym có lợi cho sức khỏe, giảm axit dạ dày. Chỉ cần ăn một quả táo mỗi ngày là cách trung hòa axit cực kỳ tốt cho cơ thể.
Trên đây là những kiến thức về axit và cách trung hòa axit trong dạ dày bằng các thực phẩm hàng ngày mà bạn có thể áp dụng. Hãy tránh xa các nguyên nhân tác động đến tích tụ axit trong dạ dày để bạn có được cơ thể khỏe mạnh.
Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoGa Từ Mỹ
Nguồn: PyLoRa.com