Dịch Vị Là Gì Và Có Tác Động Như Thế Nào Đến Hệ Tiêu Hóa?

Chia sẻ

Dịch vị là gì? Dịch vị là một thành phần quan trọng trong dạ dày giúp chúng ta tiêu hóa thức ăn dễ dàng. Dịch vị hoạt động bình thường, dẫn đến việc tiêu hóa, vận chuyển thức ăn thuận lợi. Tuy nhiên, nếu dịch vị gặp những trục trặc, không tiết ra đủ lượng cần sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy hãy cùng Pylotom tìm hiểu nhiều hơn về dịch vị trong bài viết sau đây.

Khái niệm dịch vị

Mỗi ngày cơ thể tiết từ một đến ba lít dịch vị

Dịch vị là gì?

Dịch vị là chất có khả năng giúp tiêu hóa thức ăn, chuyển protein sang polipeptide nhờ vào những enzyme pepsine. Dạ dày sẽ tiết ra khoảng từ một đến ba lít dịch vị mỗi ngày từ tuyến đáy vị và tuyến môn vị. Như vậy, dịch vị sẽ gồm nhiều thành phần như HCl, Enzyme pepsin, ở thể lỏng, trong suốt và pH 2-3.

Thành phần của dịch vị

Trong dịch vị có những chất gì mà có thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng? Thực chất trên 99% thành phần của dịch vị chính là nước. Phần còn lại là chất khô, chúng chiếm khoảng 0.5% và có nhiều chất vô cơ, hữu cơ khác nhau. Do đó, ngoài HCl, Ca, K, Mg, Na,…còn có các loại Acid lactic, Ure, Protein,…trong dịch vị.

Dịch vị gồm những tế bào nào tiết ra?

Dịch vị được tiết ra từ những tế bào tuyến vị

Hoạt động của dịch vị là gì? Tại thành niêm mạc của dạ dày có rất nhiều lỗ nhỏ, đây là cổng kết nối để đưa dịch vị vào thông qua tế bào tuyến vị. Chất nhầy tuy lỏng nhưng có độ quánh và được sản sinh một lượng lớn mỗi ngày. Cụ thể, những tế bào trong tuyến vị chính là:

Tế bào chính

Loại tế bào này có khả năng tiết ra một loại tiền enzyme, tức là enzyme ở dạng chưa hoạt động, gọi là pepsinogen. Loại enzyme này sẽ được kích hoạt khi môi trường pH đạt từ 1.6 đến 3.2. Chúng sẽ tiến hành cắt dây nối peptid với những axit amin khác. Mỗi peptit sẽ có những kích thước không giống nhau, phần lớn chúng là Proteasa, pepton. Pepsin còn có tác dụng với collagen, collagen được tiêu hóa khiến men tiêu hóa thấm vào thịt.   

Tế bào viền

Chức năng của tế bào viền chính là phải tiết ra HCl để kích hoạt hoạt động cho pepsinogen ở tế bào chính. Nhờ HCl, pepsinogen chuyển hóa thành enzyme pepsin và làm thay đổi protein thành polipeptit. Ngoài ra, HCl còn tạp điều kiện thuận lợi cho pepsin hoạt động, nó có tác dụng diệt vi khuẩn có trong thức ăn. Chính vì vậy, khi cơ thể tiết ít HCl, sẽ rất dễ tăng cao nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Ngoài ra, chức năng khác của axit HCl còn là tham gia thủy phân cellulose của thực vật non. Nó phá bỏ được vỏ bọc của sợi cơ thịt, thực hiện nhiệm vụ đóng mở môn vị, tâm vị.

Tế bào cổ phễu

Tuy axit HCl có nhiều chức năng cần thiết nhưng nó dễ dàng ăn mòn dạ dày, gây ra chứng loét dạ dày. Và tế bào cổ phễu có thể giúp dạ dày tránh được điều này bằng cách tiết các chất nhầy. Chúng có nhiều phân tử glycoprotein và mucopolysarid tạo thành màn dai khoảng 1 mm bao phủ niêm mạc dạ dày. Nhờ đó, nhiều loại thức ăn đều được tiêu hóa, chuyển thành chất dinh dưỡng như chính dạ dày lại không bị tác động.

Bên cạnh đó, dịch nhầy còn là chất bôi trơn để giúp thức ăn được di chuyển dễ hơn. Khi dịch nhầy tiết đầy đủ, dạ dày hoạt động khỏe mạnh và giúp trạng thái cơ thể thoải mái. Chất nhầy thường được kích thích tiết ra khi có những tác động cơ học như thức ăn chạm vào niêm mạc. Tuy nhiên, nó hoàn toàn có thể bị ức chế bởi nhiều tác nhân khác gây tiết ít hoặc ngưng tiết dịch nhầy. Điển hình trong số đó chính là những loại thuốc có chứa cortisol hay aspirin dùng để điều trị nhiều chứng bệnh. Do đó, thận trọng khi dùng thuốc tây, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng hoặc uống sản phẩm thảo dược thay thế.

Tế bào nội tiết

Tế bào nội tiết cũng là một phần liên quan đến việc tiết dịch vị, bởi chúng có trách nhiệm sản xuất hormone gastrin. Loại hormone này có tác dụng ngược lại, điều hòa lại những hoạt động của tuyến vị. Cụ thể, tế bào nội tiết sẽ hấp thu vitamin B12 tại hồi tràng cùng với acid HCl.  

Làm sao để quá trình tiết dịch vị diễn ra bình thường?

Dịch vị tiết ra điều độ giúp ăn uống ngon miệng hơn

Thông thường, khi có sự kích thích cơ học, các tế bào tuyến vị sẽ làm việc cùng một lúc và đồng đều với nhau. Sự phối hợp này giúp thức ăn được tiêu hóa nhanh chóng mà lạ không gây hại cho niêm mạc dạ dày. Cụ thể, trong khi HCl giúp tiêu hóa thức ăn thì dịch nhầy đã bao phủ để khiến nó không “tiêu hóa” luôn dạ dày. Vậy nếu một trong những dịch này tiết ra không đều sẽ khiến dịch còn lại trở nên dư thừa. Nghiêm trọng nhất là tính thừa acid vì có thể gây ăn mòn dạ dày dẫn đến tổn thương, viêm loét thậm chí ung thư.

Hiểu được dịch vị là gì chúng ta cần đảm bảo cho chúng hoạt động bình thường để được khỏe mạnh. Cần tạo chế độ ăn uống hợp lý và khoa học mỗi ngày để chức năng hoạt động này được duy trì ổn định. Ví dụ, nên ăn vừa đủ no, ăn chậm, nhai kỹ, nên ăn nhiều thức ăn thực vật hơn và hạn chế chiên xào. Bên cạnh đó, nên sử dụng những sản phẩm thảo dược để tăng cường chức năng dạ dày. Và cần phối hợp luyện tập thể thao để cơ thể được khỏe mạnh, kích thích tiêu hóa tốt.

Nói chung, dịch vị là gì? Dịch vị là một thành phần không thể thiếu trong quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa. Ăn thức ăn đủ dinh dưỡng, cách ăn khoa học chính là một việc quan trọng nhất để giúp dạ dày được khỏe mạnh. Pylotom thông tin đến bạn!

Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Đau Dạ Dày Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoTom Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.