Điều Trị Hở Van Tim Như Thế Nào ?

Chia sẻ

Vấn đề điều trị sẽ tùy vào nguyên nhân gây bệnh, diễn tiến của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân cụ thể. 

Điều trị nội khoa (dùng thuốc)

Tiêm vacxin

  • Dùng kháng sinh phòng thấp tim tái phát lâu dài (đến 40 tuổi hoặc hơn) nếu hở van 2 lá do hậu thấp.
  • Điều trị các bệnh nội khoa có nguy cơ cao dẫn đến hở van tim như bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, bệnh cơ tim…
  • Bệnh nhân bị rung nhĩ cần sử dụng thuốc làm chậm tần số tim như chẹn beta và thuốc chống đông để phòng ngừa huyết khối gây tắc mạch.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mỗi năm, vắc xin phòng viêm phổi do phế cầu mỗi 5 năm cho tất cả bệnh nhân hở van nặng, suy tim.
  • Khám và điều trị bệnh răng miệng định kỳ mỗi 6 tháng để phòng ngừa nhiễm trùng trên van 2 lá. Nguyên nhân nguồn gốc nhiễm trùng trên van tim có 75% vi trùng từ vùng hầu họng, răng miệng bị viêm đi vào máu và bám lên chỗ van tim bị hư gây viêm nhiễm hoặc áp-xe van, làm hư hỏng van nặng nề hơn.
  • Điều trị suy tim nếu bệnh nhân có triệu chứng hay suy giảm chức năng tim trên siêu âm tim. Các thuốc điều trị suy tim bao gồm thuốc ức chế men chuyển, chẹn thụ thể Angiotensin II hoặc ARNI (Sacubitril + Valsartan), thuốc chẹn bêta, lợi tiểu. Nếu người bệnh có kèm bệnh tim mạch do xơ vữa cần dùng thêm thuốc chống kết tập tiểu cầu (Aspirin, Clopidogrel, Ticagrelor, Prasugrel) hoặc thuốc giảm Cholesterol máu (Statin, Ezetimibe).

Khi sử dụng thuốc, cần tuân thủ đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Tránh ngưng sử dụng hoặc sử dụng loại thuốc khác vì có thể ảnh hưởng đến phác đồ điều trị. Nếu xảy ra bất kỳ dấu hiệu khác thường, cần tái khám hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ sớm. 

Điều trị can thiệp

Can thiệp phẫu thuật 

Khi bệnh nhân hở 2 lá nặng, có triệu chứng suy tim, phân suất tống máu giảm, cần được điều trị can thiệp sớm vì nếu phẫu thuật trễ tình trạng bệnh nặng, biến chứng cuộc mổ cao hơn và không hồi phục được hoàn toàn dù đã phẫu thuật van tim. Điều trị can thiệp gồm phẫu thuật (sửa hoặc thay van nhân tạo) và sửa van qua da.

  • Phẫu thuật sửa van được ưu tiên lựa chọn hơn nếu cấu trúc van thích hợp để sửa. Trường hợp van hư nặng, vôi hóa nhiều không thể sửa thì bắt buộc phải thay van nhân tạo. Sau thay van nhân tạo, người bệnh cần uống thuốc chống đông để ngăn ngừa cục huyết khối gây kẹt van. Đối với van sinh học, thời gian uống kháng đông là 3 tháng nếu không có kèm rung nhĩ. Nếu thay van cơ học hoặc bệnh nhân đã có rung nhĩ thì uống thuốc kháng đông suốt đời.
  • Sửa van 2 lá qua da (MitraClip): Bác sĩ đưa một ống thông theo mạch máu ở đùi đi vào nhĩ trái, xuống thất trái, sau đó đưa 1 kẹp bằng kim loại vào giữa 2 mép van chỗ bị hở và kẹp lại. Phương pháp này không sửa van triệt để như mổ tim hở, chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh nhân nặng không thể phẫu thuật được, điều trị thuốc tối đa rồi nhưng triệu chứng suy tim không giảm, phải nhập viện nhiều lần.

Bộ ba dược thảo PyLoHo

Bộ ba Thảo dược PyLoHo

Bộ ba Thảo dược PyLoHo : gồm Hawthorn Extract, Niacin và Magnesium Oxide hoàn toàn thích hợp với tất cả người bệnh hở van tim dù ở độ tuổi nào. Và chắc chắn là nó sẽ phù hợp với bạn.

Dược thảo sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, làm tan cục máu đông . Và sẽ hồi phục tim khi bị tổn thương, cung cấp những khoáng chất cho tim 

Kết quả sử dụng sản phẩm sẽ thay đổi phụ thuộc vào cơ địa và sức khỏe người dùng. Nhiều người đã không còn tình trạng đau thắt ngực, khó thở, choáng váng sau khi sử dụng.

Nguồn : PyLoRa.com

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.