Giải Đáp Thắc Mắc: “Cận Thị Có Di Truyền Và Có Bẩm Sinh Không?”

Chia sẻ

Chào bạn!

Rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng cho con trẻ khi biết được cận thị có tính di truyền. Trẻ bị cận thị sẽ trở nên thiệt thòi hơn với bạn bè cùng tuổi bởi suy giảm thị lực. Cận thị không những ảnh hưởng đến thành tích học tập mà còn vướng víu khi tham gia các hoạt động. Vậy cận thị có di truyền và có bẩm sinh không? Làm thế nào khi trẻ mắc phải tình huống này? Cùng tìm hiểu ngay thông qua những chia sẻ từ Pylopic.

1. Dấu hiệu nào cho thấy trẻ bị cận thị?

Trẻ cận thấy khó chịu với ánh sáng và hay che mắt

Phụ huynh sẽ khó phát hiện bé có cận thị hay không bởi nếu cận bẩm sinh thì dường như trẻ cũng không nhận ra. Thông thường, phải đến độ tuổi khoảng năm đến tám tuổi mới biết được trẻ có bị cận hay không. Ở trẻ, việc cận thị thường mang lại nhiều rắc rối hơn người lớn bởi rơi vào giai đoạn phát triển của cơ thể. Cụ thể, từ 13 đến 18 tuổi, độ cận tăng nhanh chóng, đến 20 tuổi mới bắt đầu ổn định, ít tăng. Do đó, phẫu thuật Lasik thường chỉ được thực hiện cho người từ hai mươi tuổi trở lên. Như vậy, phụ huynh cần chú ý con trẻ và đưa đi khám ngay nếu phát hiện:

  • Trẻ phải cúi sát khi tô vẽ, viết bài, đọc sách hoặc xem phim hoạt hình,…
  • Việc đọc của trẻ khó khăn, thường xuyên phải chỉ tay theo mỗi chữ và rất dễ nhầm hàng.
  • Rất hay dụi mắt, chảy nước mắt sống dù đang học hay đang chơi đùa
  • Trẻ không thích ánh sáng, luôn lấy tay che mắt hoặc không muốn mở nhiều đèn trong phòng
  • Thường nheo mắt hoặc nhắm hẳn một bên lúc xem tivi và tìm chỗ ngồi thật gần màn hình
  • Hay kêu ca mỏi mắt, đau mắt hay nhức đầu khi tiếp xúc lâu với thiết bị điện tử
  • Trong lớp học, giáo viên cũng có thể phát hiện sự bất thường khi trẻ thay vì nhìn lên bảng sẽ nhìn vở bạn kế bên để ghi chép. Việc chăm chú vào bài giảng cần nheo mắt và nhìn rất khó khăn.

2. Cận thị có di truyền và có bẩm sinh không?

Ba mẹ cận thị có thể di truyền sang con

3. Những yếu tố dẫn đến cận thị

Như đã nói, mắt cận chính là không thể nhìn rõ những vật ở xa, triệu chứng sẽ nặng hơn nếu bị thêm loạn thị. Nguyên nhân cận thị chính là do ánh sáng không được hội tụ một cách chính xác mà chỉ nằm một điểm trên võng mạc. Người bị cận có thể do nhãn cầu quá dài hay giác mạc quá cong so với mắt thường. Theo đó, thị lực thường được chia thành ba mức: cận nhẹ (dưới 3 diop), cận trung bình (3 diop – 6 diop) và cận nặng (trên 6 diop).

4. Cận thị có di truyền và có bẩm sinh không?

Theo như giải thích của BS. Lê Nguyễn Thảo Chương, cận thị thực chất có liên quan đến cấu trúc giải phẫu của mắt. Tuy nhiên, cần lưu ý đây không phải là nguyên nhân chính yếu gây ra cận thị. Tiếp xúc nhiều với máy tính, điện thoại, ngồi học thiếu sáng,…cũng khiến tăng cao khả năng cận thị. Cụ thể, có nhiều hơn 24 gen liên quan đến việc tăng nguy cơ cận thị. Chính vì vậy, tật cận thị hoàn toàn có thể là do yếu tố di truyền gây ra, cụ thể, tỷ lệ bị cận thị của trẻ như sau:

  • Cả ba và mẹ đều cận thị dẫn đến nguy cơ cận bẩm sinh của con khá cao từ 33% đến 60%
  • Chỉ ba hoặc mẹ bị cận thị, nguy cơ cận của con sẽ thấp hơn, từ 23% đến 40%
  • Cả ba và mẹ đều không bị cận thị thì nguy cơ cận bẩm sinh của con từ 6% đến 15%

5. Cần làm gì khi trẻ bị cận bẩm sinh

Cận bẩm sinh vẫn có thể bằng khắc phục hoàn toàn bằng biện pháp phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu chưa đủ tuổi bạn vẫn cần chăm sóc mắt tối ưu để hạn chế tăng độ quá cao, gây ảnh hưởng cuộc sống.

Chăm sóc mắt tốt

Ăn đầy đủ dinh dưỡng mắt cần để mắt khỏe mạnh

Như vậy, chúng ta đã biết cận thị có di truyền và có bẩm sinh không. Việc chăm sóc mắt đơn giản nhất chính là luôn duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày có nhiều chất cần thiết cho mắt. Đối với động vật, nên ăn nhiều cá để bổ sung DHA, bổ sung vitamin A,…như cá hồi, cá trích, cá tuyết,…Về thực vật, nên ăn ớt chuông với hàm lượng vitamin A cao, bên cạnh đó là những rau màu xanh đậm, các loại hạt,…Vitamin A, C, E,…chính là nguồn duy trì hoạt động tốt cho mắt, bổ sung chất oxy hóa, chống thoái hóa điểm vàng.

Khám mắt định kỳ, đeo kính đúng độ

Khám mắt định kỳ cũng được xem là một phần quan trọng để bảo vệ mắt. Bởi sau một thời gian khoảng sáu tháng, mắt sẽ có thể biến đổi về độ cận. Việc thăm khám, xác định độ cận mới kịp thời sẽ ít ảnh hưởng đến mắt hơn. Mắt sử dụng đúng độ hạn chế được vấn đề mỏi mắt, ngứa mắt hay chảy nước mắt sống. Bên cạnh đó, nên thực hiện những bài luyện cơ mắt tại nhà mỗi ngày để đôi mắt được khỏe mạnh hơn.

Nói chung, cận thị có di truyền và có bẩm sinh không? Cận thị có khả năng cao trong yếu tố di truyền. Tuy nhiên, đôi mắt vẫn sẽ được sáng khỏe nếu chăm sóc đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Tham khảo thêm nhiều thông tin liên quan để có thêm kiến thức chăm sóc mắt hiệu quả. Pylopic chúc bạn thành công!

Thông tin liên hệ: 

Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PyLoRa
Địa Chỉ: Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM
Hotline:  0909 748 517 – 0962 158 661
Email: info@PyLoRa.com

Xem Thêm : Giảm Độ Cận Cho Đôi Mắt Sáng Khỏe 

Nguồn: PyLoPic.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.