Lao Ruột Là Gì? Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Lao Ruột

Chia sẻ

Lao ruột là tình trạng tổn thương đặc hiệu của ruột do vi khuẩn lao gây nên, bệnh thường xuất hiện thứ phát sau các ổ lao khác, có thể gặp ở cả nam và nữ với tỷ lệ ngang nhau ở mọi lứa tuổi. Mặc dù đã giảm nhiều so với trước đây, nhưng hiện nay lao ruột lại có chiều hướng gia tăng trở lại.

1. Nguyên nhân bệnh lao ruột

Lao ruột là vị trí thường gặp thứ hai sau lao phúc mạc trong lao ống tiêu hóa. Có nhiều đường lây nhiễm vi khuẩn lao vào ruột, trong đó chủ yếu là theo đường tiêu hóa: Do nuốt phải nước bọt, chất nhày của người nhiễm vi khuẩn lao hoặc uống sữa bò bị nhiễm vi khuẩn lao. Nguyên nhân ít gặp hơn là lây nhiễm theo đường máu, đường bạch huyết, đường mật,…

Lao ruột chỉ xảy ra khi vi khuẩn lao xâm nhập cơ thể bằng đ­ường tiêu hoá đư­ợc khu trú ở ngay ruột, sau đó vi khuẩn lao mới xâm nhập sang các cơ quan khác nhưng rất ít gặp. Hiện nay ước tính có khoảng gần 20% bệnh nhân có miễn dịch bình thường bị nhiễm lao ruột cùng với lao phổi, và ngược lại có khoảng 25% bệnh nhân lao phổi cũng bị lao ống tiêu hóa.

2. Vị trí nào thường xảy ra tổn thương?

Vùng hồi manh tràng là vị trí thường gặp nhất trong lao ruột do vùng này thường xuyên bị ứ trệ, đồng thời nó là nơi trao đổi nhiều nhất về nước và điện giải làm cho phần này có sự hấp thu rất mạnh, do đó ở vùng này cũng xuất hiện nhiều tế bào Lympho nhất.

Vị trí thứ hai thường gặp là hỗng tràng (khoảng 35%), tổn thương ở đại tràng ít gặp hơn (khoảng 12%), những vị trí khác thường hiếm gặp như trực tràng, hậu môn, ruột thừa,…

3. Biểu hiện lao ruột như thế nào?

– Gầy sút nhanh, xanh xao, mệt mỏi, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm.

– Đi ngoài phân lỏng ngày 2-3 lần, dùng thuốc không có tác dụng, có thể xen kẽ tiêu chảy với táo bón, có khi khỏi vài ngày lại tái phát.

– Đau bụng: Đau bụng âm ỉ, không có vị trí cố định, khi đau bụng th­ường mót đi ngoài, sau khi đi ngoài đư­ợc thì dịu đau và th­ường có sôi bụng kèm theo.

Người bệnh và người nhà bệnh nhân cần lưu ý: Khi cảm thấy cơ thể có các biểu hiện bệnh, phải đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển nặng, gây nguy hiểm cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

 

 

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.