Nguyên Tắc Bổ Sung Nước Cho Trẻ Bị Táo Bón

Chia sẻ

Táo bón ở trẻ là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Bên cạnh việc sử dụng các thuốc hỗ trợ các bậc phụ huynh cũng nên chú ý trong việc lựa chọn cách chăm sóc hợp lý dành cho trẻ. Vậy cần làm gì để có thể hạn chế tối đa tình trạng táo bón ở trẻ, tránh những ảnh hưởng về sức khỏe, tham khảo những bật mí sau đây để có cho mình những kinh nghiệm quý báu để chăm sóc trẻ tốt hơn.

Những vấn đề thường gặp liên quan đến táo bón ở trẻ?

Những biểu hiện này có thể xảy ra khi trẻ bị táo bón dễ dàng nhận thấy:

Tình trạng táo bón thường thấy ở trẻ nhỏ

Trẻ có biểu hiện đau rát khi đi vệ sinh: việc phân trở nên cứng khiến cho hậu môn của trẻ bị rách gây đau và chảy máu, nguy hiểm hơn nữa là khi trẻ sợ đau, chúng sẽ càng cố nhịn đi vệ sinh điều đó dẫn đến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.

Són phân không có kiểm soát: Một khi trẻ bị táo bón đồng nghĩa với việc dịch ruột sẽ ứ lại quanh khối phân cứng gây tắc nghẽn. Trong trường hợp dịch ứ nhiều sẽ gây nên triệu chứng són phân lỏng, khiến trẻ bị táo bón nhiều, phân bón thường cứng.

Bên cạnh đó đau bụng quanh rốn cũng có thể xảy ra đối với trẻ bị táo bón, thậm chí là tái đi tái lại nhiều lần.

Nếu tình trạng táo bón diễn tiến nặng và kéo dài, trẻ có thể gặp khó khăn khi đi tiểu, tiểu lắt nhắt, đái dầm, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, biếng ăn, chậm tăng cân hoặc suy dinh dưỡng.

Cách phòng ngừa táo bón ở trẻ?

Phòng tránh táo bón cho trẻ bằng cách nào?

Đối với những bậc làm cha mẹ, việc chủ động phòng ngừa bệnh táo bón cho trẻ là cách nuôi dạy và bảo vệ trẻ thông minh, bạn cần đảm bảo những nguyên tắc như sau:

– Luôn theo dõi việc đi vệ sinh của trẻ hàng ngày

– Khuyên trẻ không được nhịn đi ngoài

– Thực hiện cho trẻ chế độ giàu rau xanh, khuyến khích trẻ uống nhiều nước

– Tích cực cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời, tránh để trẻ ngồi quá lâu.

– Đặc biệt khi các bậc phụ huynh phát hiện các dấu hiệu bất thường ở trẻ như đau nhiều vùng hậu môn khi đi ngoài, trĩ, nứt hậu môn kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, sợ lạnh, sụt cân, chán ăn, sốt, tiêu ra máu… Thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán cũng như đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm: Giải Pháp Đấy Lùi Bệnh Táo Bón Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoTip Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.