Tuyến giáp là tuyến hình bướm nằm ngay dưới yết hầu, với mỗi cánh nằm ở mỗi bên khí quản. Tuyến giáp là tuyến nội tiết rất quan trọng trong cơ thể, nếu tuyến giáp hoạt động không tốt có thể dẫn đến rất nhiều bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển. Suy tuyến giáp trạng có thể xảy ra ở bất kì giới tính và lứa tuổi nào bao gồm cả trẻ em và trẻ sơ sinh.
Thông thường ở trẻ em bị suy giáp trạng chủ yếu là bẩm sinh, nguyên nhân là rối loạn nội tiết do thiếu hoặc khiếm khuyết tác động của Hormone tuyến giáp dẫn đến tình trạng chậm phát triển thể chất, tinh thần và vận động ở trẻ. Nếu không phát hiện kịp thời trẻ sẽ tử vong, lùn, đần độn…
Dưới đây là các nguyên nhân gây suy giáp ở trẻ em:
– Do di truyền.
– Không cung cấp đủ I-ốt trong chế độ ăn.
– Khi sinh ra tuyến giáp không hoạt động hoặc không có tuyến giáp (suy giáp bẩm sinh).
– Người mẹ mắc bệnh lý tuyến giáp nhưng không điều trị triệt để trong thai kỳ.
– Bất thường về tuyến yên.
Triệu chứng ở trẻ khi mắc bệnh suy giáp trạng:
– Trẻ sơ sinh:
Đối với trẻ sơ sinh, các triệu chứng biểu hiện trong vài tuần đầu hay vài tháng đầu sau sinh các triệu chứng này dễ bị ba mẹ hoặc là bác sĩ bỏ qua như: Vàng da, vàng mắt, táo bón, không chịu bú mẹ, da lạnh, ít khóc, thở mạnh, ngủ nhiều hơn/giảm hoạt động, thóp mềm có kích thước lớn hơn trên đỉnh đầu, lưỡi to.
Trẻ độ tuổi tập đi và trẻ tiểu học:
Các bệnh lý tuyến giáp trong giai đoạn này có thể biểu hiện bên ngoài thành các dấu hiệu và triệu chứng như: Thấp hơn chiều cao trung bình, độ dài chi ngắn hơn trung bình, răng vĩnh viễn mọc chậm, dậy thì muộn, chậm phát triển trí tuệ, nhịp tim chậm hơn bình thường, tóc giòn, mặt sưng húp.
Thiếu niên:
Ở lứa tuổi này, trẻ em gái có tỷ lệ mắc bệnh suy giáp lớn hơn trẻ em trai và thường là các căn bệnh tự miễn như viêm tuyến giáp Hashimoto. Những trẻ có tiền sử gia đình mắc các bệnh tự miễn có nguy cơ mắc các bệnh lý tuyến giáp cao hơn những trẻ khác. Trẻ với các rối loạn di truyền như mắc hội chứng Down cũng có nguy cơ cao mắc bệnh lý tuyến giáp.
Các triệu chứng ở trẻ độ tuổi vị thành niên có biểu hiện giống như ở người lớn nhưng có thể mơ hồ và khó nhận ra. Một số triệu chứng lâm sàng: Tăng cân, chậm phát triển, chiều cao thấp hơn trung bình, trông trẻ hơn tuổi thật, chậm phát triển tuyến vú, dậy thì chậm, xuất huyết nặng trong chu kỳ, tăng kích thước tinh hoàn ở trẻ em trai, da khô, tóc và móng giòn, táo bón, mặt sưng to, giọng nói khan, tuyến giáp lớn, đau cơ và cứng khớp.
Trên đây là những biểu hiện giúp bạn có thể nhận ra thiên thần nhỏ của mình có mắc chứng bệnh suy giáp trạng hay không? Nếu có các triệu chứng trên bạn nên đưa bé đến viện kiểm tra để phát hiện và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng xấu nhất xảy ra đối với bé bạn nhé! Mong những điều trên đây là bổ ích đối với bạn và gia đình.
Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Suy Giáp Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoGiap Từ Mỹ
Nguồn: PyLoRa.com