Nhịp Tim Là Gì, Cách Đếm Nhịp Tim Chuẩn Xác

Chia sẻ

Nhịp tim là một trong những thước đo chuẩn nhất nói lên tình trạng sức khỏe cơ thể mỗi người. Việc học cách đếm nhịp tim sẽ mang lại cho bạn cách để nhận biết và phòng các bệnh lí về tim mạch. Vậy nhịp tim là gì, cách đếm nhịp tim như thế nào là chính xác, lí giải về điều này xin mời bạn đọc xem bài viết dưới đây.

1. Nhịp tim là gì?

Nhịp tim là số lần mà tim hoạt động trên một phút. Tim đập nhanh hay chậm còn tùy vào trạng thái của cơ thể hoặc khả năng mắc các bệnh lí. Nhịp tim của một người bình thường từ 60 đến 100 nhịp/phút. Đối với những người hay luyện tập thể thao, nhịp tim thường thấp hơn, trung bình từ 40 nhịp/phút. 

Nhịp tim là số lần tim hoạt động/phút

Nhịp tim bình thường sẽ phụ thuộc vào từng lứa tuổi khác nhau. Dưới đây là số liệu thống kê của Hiệp hội y tế vương quốc Anh về nhịp tim ở các độ tuổi:

– Trẻ sơ sinh : 120 – 160 nhịp/phút

– Trẻ từ 1 -12 tháng tuổi: 80-140 nhịp/ phút

– Trẻ  từ 1 đến 2 năm: 80-130 nhịp/ phút

– Trẻ từ 2 đến 6 tuổi: 75-120 nhịp/ phút

– Trẻ nhỏ từ 7 đến 12 tuổi: 75-110 nhịp/ phút

– Người trưởng thành: 60-100 nhịp/ phút.

– Vận động viên, người tập thể hình: 40-60 nhịp/ phút

Nhịp tim đập nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là cảm xúc ví như sợ hãi, lo lắng, hồi hộp hoặc do tập thể dục, dùng các chất kích thích, do bệnh lí gây nên. Bất kể tim đập nhanh hay chậm hơn so với bình thường trong một thời gian dài hay nằm ngoài những trường hợp ngoại lệ. Bạn cần phải lưu ý đến trạng thái cơ thể hoặc tốt nhất là khám sức khỏe định kì để nắm rõ thể trạng của bản thân.

2. Cách đếm nhịp tim như thế nào là chuẩn? 

Cách đếm nhịp tim chính xác yêu cầu phải kiểm tra mạch đập. Có 2 cách để đo nhịp tim chuẩn. Thứ nhất, đo nhịp tim ở động mạch cổ, hãy đặt ngón trỏ và ngón lên giữa cổ cách 2 bên khoảng 1 đến 2cm. 

Đo nhịp tim ở mạch cổ hoặc cổ tay

Lưu ý bạn không được ấn tay quá mạnh sẽ gây ra phản xạ khiến cho nhịp tim đập chậm lại. Thứ hai, đo nhịp tim ở cổ tay, vẫn đặt 2 ngón tay trên giữa xương và gân cổ tay, cách nếp gấp cổ tay 2cm. Sau đó hãy đếm nhịp đập trong 15 giây, lấy kết quả này nhân với 4 sẽ ra số nhịp đập trong mỗi phút.

Để đếm nhịp tim được chuẩn xác nhất, bạn cần lưu ý : 

– Vị trí bắt mạch đúng

– Thời điểm thích hợp đo nhịp tim

3. Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

Rối loạn nhịp tim là căn bệnh xảy ra khá phổ biến hiện nay do nhịp tim hoạt động bất thường của tim. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn nhịp tim như làm việc căng thẳng, quá sức, dùng chất kích thích,  do bệnh lí về tim mạch như van tim, tim bẩm sinh,…

Đối với những người nhịp tim chậm dưới 60 nhịp/phút sẽ hay gặp các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt,…Trong trường hợp này bạn cần phải dùng đến thuốc hoặc máy tạo nhịp tim. Ngược lại người mắc bệnh tim đập nhanh hơn 100 nhịp/phút thì dễ bị hoa mắt, thiếu máu lên não,…Cả hai trường hợp trên nếu như mắc phải trong thời gian dài dễ dẫn đến các bệnh lí nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim thậm chí là tử vong.

Để tim luôn hoạt động trong thái bình thường, các bác sĩ đưa ra chỉ định nên tự đếm mạch hàng ngày để bạn nắm được tình trạng sức khỏe của mình. Ngoài ra, nếu xuất hiện những triệu chứng như tim đập quá nhanh hoặc quá chậm, bạn hãy đi khám sức khỏe luôn để phát hiện và điều trị kịp thời.

Như vậy qua những thông tin trên chúng ta đã hiểu được nhịp tim là gì, cách đếm nhịp sao cho chuẩn xác nhất. Để có được một cơ thể khỏe mạnh thì trước tiên bạn hãy bảo vệ trái tim của mình theo đúng cách. Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết.

>>XEM THÊM: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Vôi Hóa Van Tim Với Bộ Ba Dược Thảo PyLoBloTừ Mỹ

Nguồn : PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.