Nội Soi Dạ Dày Có Đau Không Và Gây Ảnh Hưởng Ra Sao Đến Sức Khỏe?

Chia sẻ

Nội soi dạ dày là một phương pháp chữa trị rất hiệu quả, an toàn và thường được sử dụng trong công tác khám chữa bệnh hiện nay. Tuy nhiên, có khá nhiều người thắc mắc nội soi là gì và liệu nội soi dạ dày có đau không? Trên thực tế, có nhiều phương pháp nội soi khác nhau và cần được chỉ định thực hiện bởi bác sĩ để cho kết quả tốt nhất. Hãy cùng Pylotom làm rõ những kiến thức liên quan đến nội soi dạ dày ngay trong bài viết sau đây.

Tổng quan về phương pháp nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày là biện pháp thăm khám an toàn

Khái niệm

Nội soi dạ dày là một hình thức khám sức khỏe dạ dày một cách trực tiếp. Phương pháp này cho kết quả nhanh chóng và chính xác hơn những biện pháp thông thường. Đặc biệt, đối với những bệnh lý khó xác định như viêm đau, loét cấp, mãn tính, thậm chí xuất huyết, ung thư cũng có thể được phát hiện. Quá trình thực hiện cần dùng đến dụng cụ y tế gọi là ống nội soi mềm kết hợp với đầu camera hỗ trợ quan sát. Thông qua camera, bác sĩ có thể quan sát các cơ quan như dạ dày, tá tràng,…và đưa ra những chẩn đoán chính xác.

Khi nào cần phải nội soi

Đau bụng thường xuyên và kéo dài nên tiến hành nội soi

Có thể nói, tuy mang lại hiệu quả cao trong công tác chữa bệnh nhưng  nội soi dạ dày sẽ dễ gây ra nhiều tổn thương nhẹ. Một số tình huống thường gặp nhất sau khi nội soi chính là trầy xước, viêm nhiễm niêm mạc. Do đó, dù được chứng minh là giải pháp an toàn nhưng không được nội soi tùy tiện, phải dựa vào triệu chứng và yêu cầu bác sĩ. Cụ thể, nhiều ca cần tiến hành nội soi trong những trường hợp sau:

  • Thường xuyên có cảm giác muốn nôn mửa, đặc biệt là sau những bữa ăn và thậm chí là nôn ra thức ăn kèm máu.
  • Việc ăn uống dù thanh đạm nhưng rất lâu tiêu và thường kèm theo chứng ợ chua, ợ nóng, đau rát thượng vị.
  • Cơ thể trở nên xanh xao, hốc hác, có dấu hiệu của chứng mất máu, tái nhợt, hoa mắt và chóng mặt.
  • Có cảm giác vướng vật lạ ở cuống họng, ho đờm kéo dài không khỏi và thường xuyên đau bụng âm ỉ, quằn quại.

Nội soi dạ dày có đau không?

Nội soi đường miệng

Phương pháp nội soi dạ dày thông qua đường miệng

Bằng việc sử dụng ống nội soi mềm có đường kính một cm, bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp nội soi qua đường miệng. Tất nhiên ống và những vật dụng liên quan phải được đảm bảo vô trùng trước khi thực hiện. Ống được truyền vào dần dần từ miệng xuống dạ dày và di chuyển qua lại để bác sĩ quan sát thuận lợi. Nhu vậy, những chứng viêm loét, xuất huyết hoặc thậm chí là tổn thương bất thường do ung thư cũng được phát hiện.

Nhưng cách thăm khám thông qua đường miệng thường gây cảm giác buồn nôn, khó chịu. Người được khám còn cảm giác bị đau mỗi khi có xay xát giữa ống với niêm mạc ruột. Nếu được hỏi: “Nội soi dạ dày có đau không?” thì đây là phương pháp mang lại cảm giác sợ hãi nhất cho bệnh nhân. Những tổn thương từ nội soi sẽ được hạn chế tối đa nếu bạn chịu hợp tác với bác sĩ, cố gắng không cựa quậy và cố nôn mửa.

Nội soi đường mũi

Để nội soi qua đường mũi, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê mũi và sử dụng đến một ống nội soi siêu nhỏ. Ống được luồn từ hậu họng đến thực quản sau đó qua dạ dày và tá tràng,…. Đối với phương pháp này, người bệnh sẽ ít bị khó chịu hơn bởi diện tích tiếp xúc nhỏ. Bên cạnh đó, không hề xuất hiện cảm giác buồn nôn, đau đớn và khó chịu. Nguyên nhân bởi không có sự tiếp xúc vào lưỡi gà như nội soi qua đường miệng.

Nội soi bằng cách gây mê

Đây là phương pháp dễ chịu nhất khi thực hiện nội soi bởi người bệnh không biết được quá trình đang diễn ra. Trước khi nội soi, người bệnh sẽ được tiến hành gây mê và mọi việc diễn ra êm ái, ít tổn thương niêm mạc. Sau khi mới hoàn thành, người bệnh sẽ bị choáng và hơi cảm thấy đau họng. Tuy nhiên, hình thức điều trị này đòi hỏi thực hiện nhiều loại xét nghiệm trước khi tiến hành. Chủ yếu là để kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại có thích hợp cho việc gây mê.

Cần chuẩn bị gì trước khi nội soi dạ dày?

Không uống nước có màu trước khi nội soi

Để đảm bảo việc nội soi diễn ra thuận lợi, người bệnh cần nghe theo những hướng dẫn của y bác sĩ. Và cần thực hiện những điều sau:

  • Cung cấp thông tin về triệu chứng bệnh tình, quá trình điều trị trước đó và những loại thuốc đang sử dụng.
  • Nhịn ăn khoảng 8 tiếng trước lúc tiến hành nội soi dù với phương pháp nội soi nào để tránh ói mửa và ảnh hưởng kết quả kiểm tra.
  • Không được uống những thức uống có màu vè sẽ cản trở việc thăm khám
  • Do bị xay xát nhẹ trong lúc nội soi cho nên cần dùng thức ăn thanh đạm, dễ tiêu sau khi nội soi vài ngày. Ưu tiên món luộc, hấp và tránh ăn dầu mỡ, cay nóng để niêm mạc mau chóng hồi phục.

Như vậy, với những thông tin vừa rồi tin chắc bạn đã biết nội soi dạ dày có đau không. Nếu chăm sóc bản thân tốt, có lẽ bạn không cần dùng đến phương pháp này. Kiêng ăn những món có hại cho bao tử, sử dụng sản phẩm thảo dược là biện pháp phòng chống bệnh tốt nhất. Pylotom chúc bạn luôn vui khỏe.

Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Đau Dạ Dày Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoTom Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.