Sát Thủ Vô Hình Mang Tên Phổi Tắc Nghẽn Mãn Tính

Chia sẻ

COPD là nguyên nhân gây tử vong cao thứ tư trên thế giới, sau các bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não. Một số thống kê cho thấy chi phí điều trị cho COPD cao hơn hẳn chi phí điều trị hen, lao, viêm phổi… Hơn cả những tác hại kể trên, COPD ảnh hưởng nghiêm trọng lên chất lượng cuộc sống bệnh nhân, hạn chế khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày.

COPD là một trong những bệnh gây tàn phế và có tỷ lệ tử vong cao. Số người mắc bệnh và tần suất tử vong đang có chiều hướng gia tăng. COPD làm suy giảm chức năng hô hấp, hạn chế khả năng hoạt động hàng ngày và làm giảm chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Bệnh nhân thường đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh trong giai đoạn muộn, khi tình trạng tắc nghẽn đã nặng. Việc đánh giá không đúng mức về COPD góp phần làm gia tăng tần suất bệnh và tăng gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình và xã hội.

Khi bị mắc COPD, phổi của bạn đã có vấn đề

Khi bị mắc COPD, phổi của bạn đã có vấn đề. Đường dẫn khí hẹp lại, không khí khó đi vào phổi (thành của đường dẫn khí dày lên, sưng phù, hóa xơ, tăng tiết đờm, cơ bao quanh đường dẫn khí co thắt lại. Các túi khí nhỏ (phế nang) bị phá hủy, gia tăng tình trạng ứ khí trong phổi và giảm khả năng trao đổi khí của phổi.

COPD thường xảy ra ở các đối tượng: Nam giới, tuổi trên 40, những người hút thuốc lá, thuốc lào, tiếp xúc thường xuyên với khói, bụi nghề nghiệp, tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với khói bếp than, bị nhiễm khuẩn hô hấp khi còn nhỏ.

Đối tượng/nguy cơ mắc COPD

Bệnh COPD không lây lan. Bệnh chủ yếu gặp ở người lớn.

Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của COPD. Hút thuốc lá thụ động (hít phải khói thuốc lá do người khác hút) cũng có thể tăng nguy cơ COPD (80% – 90% bệnh nhân COPD đang hút hoặc có tiền sử hút thuốc lá).

Những yếu tố trên là yếu tố bất lợi đối với bệnh Copd

 

Bụi, hóa chất nghề nghiệp, khói bếp, không khí ô nhiễm đều có thể là nguyên nhân gây bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới ước lượng các khí thải độc hại làm cho khoảng 400.000 người chết trong mỗi năm.

Các biểu hiện của bệnh COPD

Ho, khạc đờm, khó thở khi gắng sức.

Những đợt cấp của các triệu chứng này thường xảy ra, ho và khạc đờm dai dẳng thường xuất hiện nhiều năm trước tình trạng tắc nghẽn đường dẫn khí, mặc dù không phải tất cả mọi người ho và khạc đờm sẽ phát triển thành COPD.

Chất lượng cuộc sống của bạn sẽ gảm đi nếu mắc phải căn bệnh Copd

Làm thế nào để nhận biết COPD?

Để chẩn đoán chắc chắn COPD, phải đo chức năng phổi. Bệnh nhân thổi qua một máy đo gọi là hô hấp kế (máy đo chức năng hô hấp). Máy sẽ cho biết bệnh nhân có bị tắc nghẽn hay không.

COPD thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm. Vì vậy, nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao và có các triệu chứng ban đầu là ho, khạc đờm kéo dài, khó thở khi gắng sức, nên đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và kiểm tra chức năng phổi.

Những yếu tố bất lợi

Phát hiện và điều trị muộn, tiếp tục hút thuốc lá, môi trường sống, làm việc ô nhiễm; nhiễm khuẩn đường hô hấp, điều trị không đúng, không đủ.

Nên làm gì nếu bạn bị COPD?

Việc giới hạn không khí vào phổi sẽ tăng lượng khí cặn trong phổi, làm bệnh nhân khó thở.

Không nên quá lo lắng vì bạn không phải là người duy nhất mắc bệnh này.

Hiện nay, bác sĩ chưa thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), nhưng có thể làm giảm triệu chứng, làm chậm quá trình tổn thương ở phổi, cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.

Hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của mình thường xuyên bằng việc khám sức khỏe định kì hàng năm để có thể nắm bắt được bệnh vì giai đoạn đầu của bệnh rất khó phát hiện. Cần tư vấn thêm hãy liên hệ đến Dược Phẩm PyLoRa chuyên gia sẽ tư vấn miễn phí giúp bạn. 

Thông tin liên hệ: 

Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PyLoRa
Địa Chỉ: Số 32, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM
Hotline:  0909 124 798 – 0962 158 661
Email: info@PyLoRa.com 

Nguồn : pylora.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.