Sau Khi Phẫu Thuật Van Tim Cần Chăm Sóc Như Thế Nào ?

Chia sẻ

Phẫu thuật van tim nhằm mục đích sửa hoặc thay van tim đã bị tổn thương đáng kể gây ảnh hưởng đến chức năng bơm máu hoặc hút máu của tim. Sửa van hoặc thay van tim là biện pháp cần thiết để phòng ngừa dẫn đến suy tim hoặc giảm suy tim và các biến chứng nặng nề khác về sau.

Khi đã được sửa hoặc thay van không có nghĩa là bệnh tim đã hoàn toàn khỏi hẳn. Phẫu thuật chỉ giúp bệnh nhân chuyển từ một tình trạng bệnh lý nặng hoặc có nguy cơ không ổn định sang một tình trạng bệnh ổn định hơn. Do đó, bệnh nhân sau phẫu thuật van tim cần được tiếp tục theo dõi và uống thuốc đều đặn, tái khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Sau Khi Phẫu Thuật Van Tim Cần Chăm Sóc Như Thế Nào ?

1. Những vấn đề có thể gặp phải sau khi xuất viện

Hay cảm thấy mệt mỏi

Bạn cần khoảng 6 – 8 tuần đề phục hồi hoàn toàn sau phẫu thuật thay van. Trong thời gian đó, bạn có thể gặp những biến chứng sau mổ như:

  • Hơi khó thở.
  • Đau ngực ở vùng xung quanh vết mổ.
  • Cảm thấy mệt mỏi, không được khỏe.
  • Yếu hai tay trong 1, 2 tháng đầu tiên.
  • Chán ăn, buồn nôn khi nhìn thấy thức ăn trong khoảng 2 – 4 tuần.
  • Thấy ngứa, tê ở sẹo mổ. Các triệu chứng có thể kéo dài đến 6 tháng.
  • Mất ngủ hoặc thức giấc giữa đêm. Triệu chứng này sẽ cải thiện sau 2 – 3 tháng.
  • Tâm trạng dao động, lúc vui lúc buồn, nặng nề hơn, có lúc bạn sẽ cảm thấy ức chế, trầm cảm.
  • Táo bón, bạn cần bổ sung chất xơ, trái cây để giảm triệu chứng này. Nếu táo bón nặng, bác sĩ điều trị sẽ sử dụng các thuốc nhuận trường.

Nhưng bạn và gia đình đừng quá lo lắng, bởi đây là những triệu chứng thường gặp sau phẫu thuật tim và sẽ cải thiện theo thời gian.

2. Những lưu ý khi vận động cho bệnh nhân sau khi mổ tim

Người đã phẫu thuật thay van tim cần có người giúp đỡ liên tục trong khoảng 1 đến 2 tuần đầu tiên. Tuy vậy, họ vẫn cần phải chủ động vận động trong quá trình hồi phục với những lưu ý như sau:

  • Không nên nằm hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu.
  • KHÔNG lái xe ít nhất trong 4 – 6 tuần đầu tiên.
  • Quá trình vận động cần bắt đầu sớm, và tăng dần từng ít một
  • Thực hiện những công việc đơn giản và nhẹ nhàng trong nhà
  • Ngưng vận động khi có các dấu hiệu sau: Khó thở, chóng mặt hoặc đau ngực.
  • Đi bộ rất tốt cho tim và phổi. Đi bộ chậm từng bước một khi mới bắt đầu và tăng dần tốc độ về sau.
  • Bạn có thể bắt đầu quan hệ tình dục trở lại sau 4 tuần, hoặc khi bạn có thể leo 2 lầu hoặc đi bộ 500m thoải mái.
  • KHÔNG thực hiện những động tác gây căng lồng ngực hoặc gây đau nhiều ở vết mổ. Ví dụ: Khiêng, nhấc vật nặng, tập các động tác vặn mình…  

Đi bộ rất tốt cho tim mạch 

3. Các hoạt động tự chăm sóc bệnh nhân sau mổ tim khác:

  • Tập thở theo hướng dẫn của bệnh viện trong ít nhất 4 – 6 tuần đầu tiên.
  • Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách bắt mạch, kiểm tra mạch mỗi ngày và gọi điện thoại cho bác sĩ điều trị khi có bất thường (quá chậm hoặc quá nhanh). Lưu ý: Mạch bình thường vào khoảng 60 – 100 lần/phút.
  • Nếu cảm thấy ức chế, trầm cảm, bạn nên nói chuyện với người thân hoặc bạn bè. Nếu triệu chứng không giảm, bạn cần gặp các chuyên gia tâm lý.
  • Tiếp tục uống thuốc điều trị theo toa hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được ngưng thuốc nếu không có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Tim mạch.
  • Có thể bạn cần phải uống kháng sinh trước khi can thiệp thủ thuật hoặc nhổ răng. Vì vậy cần phải thông báo với nha sĩ hoặc bác sĩ về tình trạng bệnh tim của mình trước khi thực hiện thủ thuật.
  • Sau khi thay van, bạn cần phải sử dụng kháng đông để tránh hình thành cục máu đông gây cản trở hoạt động van và các biến chứng nguy hiểm khác. Tuyệt đối không được ngưng kháng đông nếu không có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa 

XEM THÊM: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Hở Van Tim Với Bộ Ba Dược Thảo PyLoHo Từ Mỹ

Nguồn : PyLoRa.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.