So Sánh Nhãn Cầu Mắt Cận Và Mắt Khỏe Mạnh Có Khác Biệt Gì Thú Vị?

Chia sẻ

Chào bạn!

Mắt cận tuy không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Những người bị cận thường có tầm nhìn kém, hạn chế trong vận động cũng như học tập, làm việc do mắt yếu. Bởi thị giác chiếm đến 70% khả năng nhận thức thông tin từ tác động bên ngoài. Vậy khi gặp phải cận thị, mắt sẽ có những biểu hiện nào khác thường? Hãy cùng Pylopic so sánh nhãn cầu mắt cận và mắt khỏe mạnh để hiểu rõ hơn về “cửa sổ tâm hồn” của chính mình nhé!

1. Nhãn cầu là gì?

Nhãn cầu chiếm 70% khả năng nhận thức của chúng ta

Nhãn cầu được hình thành ở tuần ba của phôi kỳ, cấu tạo rất tinh vi bởi phải thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Đây là bộ phận cảm giác ánh sáng để thu thập thông tin, truyền đến não bộ để xử lý. Các tế bào hình que, hình nón trong võng mạc cho phép nhận biết được sự khác nhau về màu sắc, chiều sâu. Nhờ vào nhãn cầu có thể quan sát, nhận biết những sự vật, sự việc liên quan để đưa ra những nhận định, hành vi chính xác.

2. Cấu tạo của nhãn cầu

Cấu tạo nhãn cầu được ví như máy ảnh hiện đại nhất

Nhãn cầu có cấu tạo ba phần, mỗi phần lại có cấu trúc phúc tạp khác nhau và cùng thực hiện một chức năng chung. Cụ thể:

Vỏ bọc nhãn cầu

Nếu chia mắt thành sáu phần thì 1/6 phía trước nhãn cầu chính là giác mạc nhỏ và cong, phần còn lại gọi là củng mạc. Giác mạc chính là “lòng đen” của mắt, được ví như một thấu kính hội tụ 42 diop – 45 diop. Củng mạc hay còn được gọi là “lòng trắng”, vì nó là mô xơ màu trắng bao gồm một hệ thống lưới mao mạch và ít cong hơn.

Lớp giữa nhãn cầu

Đi từ ngoài vào lớp đầu tiên chính là đồng tử, tới thể mi, gọi chung là màng bồ đào trước. Và tiếp đến là màng bồ đào sau hay còn gọi với tên hắc mạc. Trong đó, đồng tử là phần chúng ta nhìn thấy ngay sau lớp giác mạc, có thể co giãn điều tiết lượng ánh sáng vào võng mạc. Và màng bồ đào là bộ phận có chức năng cung cấp dưỡng chất cho nhãn cầu, điều hòa nhãn áp. Ngoài ra còn có buồng dịch kính, thể mi, hắc mạc,tiền phòng, hậu phòng, biểu mô sắc tố,…Chúng đều có những chức năng riêng hỗ trợ cho công việc chung của thị giác.

Bộ phận trong lõi nhãn cầu

Võng mạc tiếp nhận sáng được thu từ bên ngoài vào và sau đó chuyển đến trung khu phân tích thị giác ở vỏ não. Võng mạc bao gồm hai phần là cảm thụ và vô cảm. Nó là một lớp thần kinh phía bên trong màng bồ đào và chứa nhiều tế bào hình dẹt, hình que. Nhiệm vụ chính của chúng là chuyển quang năng thành điện năng để diễn ra phản ứng hóa.

3. Mắt cận có những biểu hiện nào khác với mắt khỏe mạnh

Mắt cận khiến thị lực giảm sút

So với mắt khỏe, mắt cận thị bị hạn chế ở khả năng nhìn xa, đây là một tật khúc xạ rất phổ biến ở người trẻ tuổi. Thông thường, để nhìn rõ vật ở xa, người cận thường phải rất cố gắng, biểu hiện rõ nhất là động tác nheo mắt. Tuy nhiên, ở cự ly gần, mắt vẫn hoạt động tốt như mắt khỏe mà không cần phải cố gắng điều tiết. Nguyên nhân chính bởi ảnh được thu về chỉ nằm phía trước võng mạc, khiến thông tin truyền về não bộ không đủ. Điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt không còn giống như mắt khỏe mạnh. Nói chính xác hơn, cả hai đều bị dời vị trí gần hơn so với vị trí ban đầu.

Điểm khác biệt của mắt cận với mắt khỏe là do đâu?

So sánh nhãn cầu mắt cận và mắt khỏe mạnh

Chính vì bị suy yếu tầm nhìn so với mắt khỏe mạnh nên người cận thị không dùng kính hỗ trợ sẽ vô cùng khó chịu. Biểu hiện rõ nhất là việc đau mắt, nhức đầu và chảy nước mắt do phải điều tiết tối đa để nhìn rõ vật nhòe. Có thể nói, so với mắt bình thường, người bị cận thường vướng phải “lỗi” sau ở đôi mắt của mình:

  • Trục nhãn cầu của mắt cận bị kéo dài hơn so với mắt khỏe làm cho khoảng cách đến võng mạc bị thay đổi. Và đây là nguyên nhân khiến ảnh thu về không được đưa chính xác đến vị trí cần đến. Thông tin tiếp nhận bị “sai số” khiến việc truyền tin đến trung tâm não bộ không còn chính xác như ban đầu.
  • Một nguyên nhân khác khi so sánh nhãn cầu mắt cận và mắt khỏe mạnh chính là độ cong của nhãn cầu. Độ cong thay đổi khiến cấu trúc nhãn cầu không chuẩn xác như ban đầu, vì vậy không thể nhận ảnh một cách chính xác.

4. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt

Mắt khỏe rất dễ chuyển thành mắt cận nếu chúng ta có những thói quen không tốt trong cuộc sống, công việc. Ví dụ như việc tiếp xúc thường xuyên với máy vi tính, đọc sách nơi thiếu sáng, tập trung học tập ở kỳ thi,…Tật khúc xạ này hay gặp nhất là ở giới trẻ, độ cận sẽ tăng nhanh cùng tuổi phát triển. Không những chỉ cận thị mà những tật khúc xạ khác như: Viễn thị, loạn thị, mắt lão, mắt hột,…đều khiến mắt có nhiều điểm khác biệt với mắt bình thường.

Nói chung, so sánh nhãn cầu mắt cận và mắt khỏe mạnh giúp ta hiểu hơn về đôi mắt của chính mình. Thông qua đó, có thể hạn chế, phòng tránh những nguyên nhân dẫn đến cận thị, cải thiện thị lực tốt hơn. Một số thực phẩm hàng ngày, quá trình tập luyện thể thao và bổ sung dưỡng chất,…có thể mang lại đôi mắt khỏe mạnh. Pylopic chúc bạn bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp!

Thông tin liên hệ: 

Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PyLoRa
Địa Chỉ: Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM
Hotline:  0909 748 517 – 0962 158 661
Email: info@PyLoRa.com

Xem Thêm : Giảm Độ Cận Cho Đôi Mắt Sáng Khỏe 

Nguồn: PyLoPic.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.