Bảo vệ tim mạch là điều rất quan trọng và một trong những cách phòng ngừa bệnh lý đó là thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày. Đặc biệt việc hạn chế chất béo trong các bữa ăn sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe cho người bạn. Nhưng nếu bạn chưa biết tác hại của chất béo với tim mạch thì cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
1. Tác hại của chất béo với tim mạch
Chất béo là một trong những chất làm tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên nó rất hạn chế trong một số nhóm chất béo vì thế bạn phải xác định chính xác để bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày.
Nên hạn chế ăn chất béo
Việc hạn chế chất béo chuyển hóa trong khẩu phần ăn là vấn đề vô cùng quan trọng. Điều đó sẽ giúp hàm lượng cholesterol xấu trong máu được giảm đi, từ đó ngăn chặn được bệnh lý khác nhau trong cơ thể. Nếu lượng cholesterol bị tích tụ sẽ tạo nên những mảng bám trên động mạch. Từ đó gây ra rất nhiều hiện tượng nguy hiểm như xơ vữa động mạch và đột quỵ. Những biến chứng này đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Thông thường, hàm lượng chất béo bão hòa trong cơ thể không được vượt quá 5% đến 6% lượng calo mỗi ngày. Đây là một nghiên cứu đã được các chuyên gia y tế Hoa Kỳ tìm ra. Vì thế đối với những loại chất béo ở dạng chuyển hóa bạn không nên đưa vào cơ thể để tránh các nguy cơ gây bệnh cho tim mạch.
2. Làm thế nào để giảm hàm lượng chất béo trong cơ thể?
Việc giảm hàm lượng chất béo sẽ giúp bạn ngăn ngừa những nguy cơ mắc bệnh trong cơ thể. Trong các bữa ăn hàng ngày, bạn nên hạn chế ăn ăn mỡ động vật, thay vào đó hãy dùng một lượng vừa đủ của bơ thực vật để chế biến thức ăn. Hãy lựa chọn các loại thực phẩm ít chất béo, bổ sung thêm các loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ để cân bằng dưỡng chất cho cơ thể.
Cần biết cách giảm hàm lượng chất béo trong cơ thể
Khi mua các sản phẩm bạn nên có thói quen kiểm tra hàm lượng chất béo trên bao bì để đảm bảo đủ hàm lượng đưa vào cơ thể. Ví dụ như các loại bánh ngọt, kẹo, sữa,..là những sản phẩm chứa nhiều chất béo. Tuy nhiên cũng có những thực phẩm ghi không đúng lượng chất béo và vẫn có chứa các loại chất béo chuyển hóa xấu.
Ngoài ra các loại chất béo không bão hòa được khuyên dùng trong các bữa ăn hàng ngày như dầu ô liu hay dầu hạt cải. Các loại dầu thực vật này tốt cho thể hơn là những dầu chứa chất béo chuyển hóa. Việc bổ sung những thực phẩm như bơ, cá, các loại hạt,.. trong khẩu phần hàng ngày cũng rất tốt cho người mắc bệnh tim mạch. Hầu hết các loại thực phẩm này đều giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu. Do đó, hãy xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học để hạn chế tối thiểu hàm lượng chất béo xấu cho cơ thể.
3. Người bị bệnh tim mạch nên hạn chế các nhóm chất béo nào?
Thông thường, mỗi loại chất béo sẽ chứa lượng axit béo khác nhau. Và tùy vào từng lượng axit đó để xét đâu là chất béo tốt cho cơ thể. Đối với những người mắc bệnh tim mạch, việc hạn chế các nhóm chất béo trong bữa ăn hàng ngày là điều rất quan trọng.
Chất béo bão hòa
Không nên ăn nhiều chất béo bão hòa
Đây là loại chất béo được tìm thấy ở động vật như gà, vịt,.. và các chế phẩm từ sữa. Chính các loại thực phẩm này làm tăng hàm lượng cholesterol xấu trong máu. Từ đó hình thành lên các mảng bám ở thành động mạch, làm cản trở quá trình lưu thông máu. Đây là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim.
Chất béo trans
Đây là chất béo chuyển hóa thường có trong các đồ ăn chiên xào, các loại bánh ngọt,..Đa phần chất béo chuyển hóa được làm từ dầu ăn bằng cách chế biến thực phẩm được gọi là chất béo trans nhân tạo. Ngoài ra, những chất béo trans tự nhiên cũng được tìm thấy ở mỡ động vật và bơ thực vật.
Cũng giống như chất béo bão hòa, chất béo trans cũng làm tăng hàm lượng cholesterol xấu trong máu, gây ra các bệnh lý về tim mạch.
3. Các nhóm chất béo tốt cho người mắc bệnh tim mạch
Ngoài hạn chế các loại chất béo chuyển hóa và bão hòa, người mắc bệnh tim mạch cũng nên bổ sung một số loại chất béo tốt cho cơ thể đó là chất béo không bão hòa. Một số thực phẩm chứa chất béo này là cá hồi, cá thu, bơ, ngũ cốc, các loại dầu thực vật.
Trong các loại thực phẩm có chứa axit béo omega -3 có khả năng ngăn ngừa đông máu, rối loạn nhịp tim,… Ngoài ra, các chất béo này còn giảm các nguy cơ mắc bệnh tim, đặc biệt là đột quỵ.
Một số loại thực phẩm người bệnh nên bổ sung là: dầu đậu nành, dầu vừng, dầu ô liu, ngũ cốc, cá hồi, cá thu và các loại rau củ quả. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế những loại thực phẩm đó là mỡ động vật như mỡ bò, mỡ lợn, bánh quy, nước ngọt,…
Lưu ý khi mua những loại thực phẩm này bạn nên kiểm tra kỹ các thông tin được in trên bao bì. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được lượng chất béo không tốt cho cơ thể. Ngoài ra không nên chế biến thức ăn bằng dầu mỡ được chiên đi chiên lại nhiều lần.
Khi đã hiểu được tác hại của chất béo với tim mạch, bạn sẽ thận trọng hơn trong thói quen ăn uống hàng ngày của mình. Hãy xây dựng lối sống lành mạnh và bổ sung những thực phẩm sạch, an toàn cho bữa ăn của bạn, nhất là với người mắc bệnh tim mạch.
>>XEM THÊM: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Vôi Hóa Van Tim Với Bộ Ba Dược Thảo PyLoBloTừ Mỹ
Nguồn : PyLoRa.com