Thống Kinh Là Gì? Thống Kinh Có Gây Nguy Hiểm Cho Sức Khỏe Sinh Lý Nữ?

Chia sẻ

Chị em khi đến ngày ít hay nhiều đều có cảm giác khó chịu: đau lưng, đầy bụng, đau bụng dưới… Nhưng nếu hiện tượng đau quá mức chịu đựng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và sức khỏe. Xem ngay bài viết dưới đây để được lý giải thống kinh là gì? Và những nguy hiểm thống kinh gây ra cho sức khỏe sinh lý nữ.

1.Thống kinh là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt đánh dấu sự phát triển tâm sinh lý của nữ giới ở tuổi dậy thì. Theo đó, nội tiết tố nữ được tăng cường sản sinh sẽ kích thích nang trứng phát triển. Trứng rụng nhưng không được thụ tinh cùng với lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc sẽ được “tống” ra ngoài qua âm đạo. Các bộ phận như tử cung, buồng trứng, âm đạo, vú sẽ bị tác động; dẫn đến tình trạng đau bụng, đau mỏi lưng, căng tức ngực phổ biến.

2.Thống kinh là gì?

Thống kinh là cơn đau bụng bất thường khi nữ giới đến kỳ kinh nguyệt. Cơn đau dữ dội kèm theo các triệu chứn như: đau đầu, sốt, rối loạn tiêu hóa… khiến nữ giới khó chịu. Công việc, sinh hoạt và sức khỏe bị ảnh hưởng không nhỏ.

Thống kinh nguyên phát và thống kinh thứ phát

Dựa vào các triệu chứng và nguyên nhân, thống kinh được phân thành hai dạng: thống kinh nguyên phát và thống kinh thứ phát.

Thống kinh nguyên phát

Thống kinh nguyên phát (thống kinh vô căn) là đau bụng kinh dữ dội mà không tìm ra nguyên nhân thực thể. Có thể là do các lớp cơ của thành tử cung co thắt khi tống xuất máu kinh. Khi đó, các cơ này bị thiếu oxy do vận động quá mức dẫn đến các cơn đau. Mặt khác, có nhiều giả thiết cho rằng nguyên nhân gây ra thống kinh nguyên phát là do căng thẳng tột độ. Nhất là ở trường hợp bé gái mới xuất hiện kinh nguyệt lần đầu.

Sự lo lắng quá mức khi thấy kinh nguyệt lần đầu có thể gây thống kinh

Triệu chứng thống kinh nguyên phát thường gặp:

  • Đau quặn vùng bụng dưới, đau từng cơn co rút và lan ra lưng, đùi.
  • Cơn đau xuất hiện trước khi có kinh vài giờ; kéo dài vài ngày.
  • Nhức đầu, căng tức đầu ngực, buồn nôn, nôn ọe.
  • Ngất xỉu, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, thậm chí sốt.

Thống kinh thứ phát

Triệu chứng thống kinh thứ phát tương tự như trường hợp vô căn. Thế nhưng cơn đau bụng có thể xuất hiện trước cả tuần và kéo dài đến khi kết thúc kỳ kinh. Đôi khi cơn đau xuất hiện đột ngột trong tháng, sau nhiều chu kỳ; có thể chưa gặp hiện tượng này bao giờ. Vậy, nguyên nhân tình trạng thứ phát thống kinh là gì?

Thống kinh do bệnh phụ khoa

Thống kinh thứ phát rất có thể là biểu hiện của các bệnh phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư tử cung… Hoặc đơn giản là do đặt vòng tránh thai, uống thuốc tránh thai… Theo đó, để chẩn đoán chính xác nguyên nhân dẫn đến thống kinh thứ phát cần thăm khám phụ khoa. Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm để hội chẩn.

3.Thống kinh có nguy hiểm không?

Thống kinh là tình trạng không phải hiếm gặp. Vậy thống kinh có nguy hiểm không? Những ảnh hưởng xấu của chứng thống kinh là gì? Hầu hết các trường hợp thống kinh vô căn đều sẽ tự thuyên giảm mà không cần can thiệp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này là do bệnh phụ khoa nguy hiểm thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nữ giới. 

Thống kinh làm suy giảm chất lượng cuộc sống của chị em

4.Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Những cơn đau quằn quại do khi hành kinh khiến chị em chỉ ôm bụng nằm chỗ. Thậm chí, cơ thể còn rối loạn tiêu hóa, kiệt sức, ngất xỉu. Điều này gây cản trở không nhỏ đến sinh hoạt và công việc của chị em nữ giới.

Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản

Thống kinh có thể gây vô sinh nếu bắt nguồn từ nguyên nhân bệnh phụ khoa nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, tính mạng của chị em còn bị đe dọa. Nhất là khi có nhiều trường hợp tự mua thuốc điều trị tại nhà mà không rõ nguyên nhân.

Cách phòng ngừa thống kinh hiệu quả

  • Giáo dục sức khỏe giới tính, tránh tâm lý căng thẳng. Nhất là với các em gái lần đầu xuất hiện kinh nguyệt.
  • Uống nhiều nước, bổ sung thực phẩm giàu kẽm, Magie, Omega 3, vitamin B, E…
  • Tập luyện thể thao để tăng cường độ dẻo dai cho sức khỏe.
  • Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích, hút thuốc, rượu bia.
  • Thực hiện chườm ấm bụng, tránh vận động mạnh khi đến kỳ hành kinh.
  • Phòng tránh các bệnh phụ khoa nguy hiểm để tránh gặp phải thống kinh thứ phát:
  • Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày và sau khi quan hệ tình dục để phòng trừ viêm nhiễm.
  • Chăm sóc sức khỏe khi mang thai, sinh con hoặc nạo hút thai…
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ để tầm soát bệnh sớm.
  • Tuyệt đối không tùy tiện dùng thuốc điều trị tại nhà không được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa.

Khám phụ khoa định kỳ để tránh gặp phải thống kinh thứ phát

Bài chia sẻ trên đây Pylopo đã làm rõ định nghĩa thống kinh là gì? Và những nguy hiểm mà thống kinh gây ra cho chị em phụ nữ. Để phòng tránh thống kinh, chị em hãy duy trì lối sống lành mạnh, khoa học và thăm khám phụ khoa định kỳ. Đừng quên truy cập Pylopo để có thêm những kiến thức bổ ích về sức khỏe sinh lý nữ nhé!

>>XEM THÊM: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Rong Kinh Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoPo Từ Mỹ

Nguồn : PyLoRa.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.