Tìm Hiểu Về Bệnh Hở Van Tim

Chia sẻ

Hở van tim còn gọi là suy van là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Khi khởi phát, bệnh có ít hoặc không có triệu chứng, rất khó nhận biết. Ở thể nặng, các triệu chứng rõ rệt hơn, gây nhiều ảnh hưởng đến hoạt động tim mạch và sức khỏe. Vậy, bệnh hở van tim là gì? 

1. Bệnh Hở Van Tim Là Gì? 

Hở van tim là tình trạng một hoặc nhiều van tim ( 2 lá, 3 lá…) không thể đóng kín hoàn toàn khiến máu bị trào ngược trở lại buồng tim phía trước.

Bình thường, các van tim hoạt động như những “cánh cửa” mở ra và đóng lại một cách tuần tự giúp máu chảy theo một chiều giữa các buồng tim. Khi máu được bơm đi khỏi buồng tim, van tim sẽ đóng lại để giữ cho máu không bị trào ngược trở lại vào trong buồng tim trước.

Ở người bệnh hở van tim, quá trình đóng mở này bị “trục trặc” khiến một lượng máu bị ứ lại tại tim, phổi trong khi máu từ tim đến các cơ quan lại bị thiếu. Để khắc phục, tim phải co bóp mạnh và nhiều hơn. Lâu dần có thể dẫn đếm suy tim cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

2. Hở van tim có mấy loại 

Cấu trúc một quả tim bình thường gồm có bốn van tim: van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ, van động mạch phổi. Cụ thể:

  • Van ba lá ngăn giữa tâm thất phải và tâm nhĩ phải.
  • Van hai lá ngăn giữa tâm thất trái và tâm nhĩ trái. 
  • Van động mạch phổi ngăn giữa tâm thất phải với động mạch phổi. 
  • Van động mạch chủ ngăn giữa tâm thất trái với động mạch chủ. 

Mỗi van tim đều có chức năng khác nhau, chỉ đóng lại khi máu đã thực hiện bơm ra khỏi buồng của tim. 

Bệnh hở van tim gồm có bốn loại: 

  • Bị hở van tim hai lá: máu trào ngược lại buồng nhĩ trái. 
  • Bị hở van tim ba lá: máu trào ngược lại buồng nhĩ phải. 
  • Bị hở van động mạch chủ: máu trào ngược lại tâm thất trái. 
  • Bị hở van động mạch phổi: máu trào ngược về tâm thất phải.

LƯU Ý :

Bạn cần tránh nhầm lẫn giữa hở van tim sinh lý và bệnh lý. Rất nhiều người trong số chúng ta có hở van tim nhẹ, mức độ 1/4, mức độ hở này thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và không cần phải điều trị. Khi đi khám bạn sẽ được các bác sĩ chẩn đoán là hở van sinh lý và không cần phải dùng thuốc.

Tuy nhiên bệnh hở van gây ra nhiều triệu chứng điển hình làm ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày thì dù là ở mức độ nào bệnh cũng được coi là hở van tim bệnh lý và cần sớm được điều trị để ngăn bệnh tiến triển.

3. Những triệu chứng của bệnh 

Các triệu chứng của bệnh hở van tim rất đa dạng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng bệnh và từng nguyên nhân gây bệnh. Ở mức độ nhẹ, người bệnh vẫn có thể hoạt động bình thường mà không làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, nhưng khi bệnh ở giai đoạn tiến triển, các dấu hiệu xuất hiện rõ rệt và nặng dần theo thời gian, điển hình như:

  • Khó thở, thở hụt hơi
  • Ho khan dai dẳng
  • Mệt mỏi thất thường.
  • Ngất xỉu
  • Đau  đầu, chóng mặt
  • Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh
  • Phù sưng bàn chân, bụng và mắt cá chân  

Hay thở hụt hơi, khó thở

4. Nguyên nhân gây bệnh

Các bệnh van tim do rất nhiều nguyên nhân gây ra, các nguyên nhân thường gặp bao gồm:

Bệnh tim bấm sinh 

-Bẩm sinh: Dị tật bẩm sinh ở tim ngay từ lúc mới sinh ra. 

-Bệnh thấp tim: Là một thuật ngữ dùng để chỉ bất kỳ vấn đề tim mạch nào là hậu quả sau một đợt thấp khớp cấp. Thấp khớp cấp là tình trạng do nhiễm liên cầu khuẩn gây ra. Khi nhiễm liên cầu khuẩn, cơ thể sản sinh kháng thể để chống lại, tuy nhiên trong một số trường hợp kháng thể tấn công cả các bộ phận khác của cơ thể, cụ thể ở đây là van tim, gây viêm. 

-Các nguyên nhân khác : Vôi hóa van tim, là nguyên nhân thường gặp trong hẹp van động mạch chủ ở người cao tuổi. Bệnh cơ tim giãn. Hở van tim sau phẫu thuật van. Biến chứng của một số bệnh ít gặp.

Bên cạnh những nguyên nhân chính nêu ở trên, còn rất nhiều nguyên nhân khác mà chỉ khi tới bệnh viện khám trực tiếp mới có thể xác định được cụ thể và chính xác.

XEM THÊM: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Hở Van Tim Với Bộ Ba Dược Thảo PyLoHo Từ Mỹ

Nguồn : PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.