Sở dĩ người bệnh bị trào ngược dạ dày – thực quản là do thói quen ăn uống và lối sống sinh hoạt không lành mạnh hàng ngày gây ra tình trạng viêm tấy đường dẫn thức ăn từ họng vào dạ dày. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng ấy và triệu chứng như thế nào hãy tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân của trào ngược dạ dày – thực quản
1. Stress
Là nguyên nhân chính gây ra trào ngược dạ dày – thực quản. Khi stress, thần kinh sẽ bị căng thẳng làm tăng tiết chất Cortisol. Chất này làm hại cả dạ dày và thực quản vì chúng làm sản sinh ra pepsin và tăng tiết nhiều acid trong dạ dày hơn khiến hiện tượng trào ngược xuất hiện.
Stress là nguyên nhân chính gây trào ngược dạ dày – thực quản
2. Thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học
– Ăn những món chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên, rán như thức ăn nhanh.
– Ăn trái cây có chứa nhiều thành phần axit khi bụng đói.
– Ăn đêm không chỉ tăng cân mà còn khiến dạ dày phải hoạt động liên tục làm gia tăng áp lực cho co thắt thực quản.
– Ngoài ra, chất Nicotin trong thuốc lá cũng thúc đẩy tăng tiết Axit HCL và pepsin- những chất ăn mòn và kích ứng dạ dày gây trào ngược.
3. Viêm loét dạ dày – tá tràng
Dạ dày có chức năng có bóp và tiêu hóa thức ăn nên khi dạ dày bị loét hoặc tổn thương, thức ăn đi vào sẽ không được tiêu hóa và bị ứ đọng lại tạo áp lực gây co thắt thực quản khiến chúng không đóng chặt được. Khi đó thức ăn lẫn dịch tiêu hóa càng dễ bị đẩy ngược lên trên.
4. Các yếu tố khác
Ngoài ra, còn có các yếu tố khác như bệnh nhân có chức năng co thắt thực quản kém, thoát vị cơ hoành, tai nạn, béo phì…
Triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản
1. Đau ngực: Có dấu hiệu đau, tức lồng ngực thường xảy ra do Axit dạ dày trào sang thực quản.
Đau ngực là dấu hiệu của việc trào ngược dạ dày – thực quản
2. Ợ nóng: Là cảm giác gây ra do các thành phần dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, thường đau nóng rát ở vùng thượng vị chạy lan ngược xuống phía sau xương ức có khi lên tận cổ họng hoặc mang tai.
3. Đắng miệng: Acid dạ dày có thể trào ngược lên tới cuống họng, tạo ra vị đắng trong miệng, thậm chí có thể gây ngạt.
4. Nuốt khó: Là cảm giác thức ăn hay nước uống dừng lại ở phía sau xương ức khi nuốt.
Khi biết được những nguyên nhân và triệu chứng gây ra viêm loét dạ dày – thực quản, người bệnh nên có biện pháp phòng tránh kết hợp với việc dùng thuốc để căn bệnh không phải tiến triển một cách nhanh chóng.
Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoGa Từ Mỹ
Nguồn: PyLoRa.com