Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản (GERD) – Hiểu Đúng Để Điều Trị Đúng

Chia sẻ

Nhiều người thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua nhưng lại tỏ ra xem nhẹ vì cho rằng đó chỉ là biểu hiện sau khi ăn uống hơi quá đà hay vì thức ăn có nhiều dầu mỡ, tinh bột… mà không biết rằng đây là triệu chứng điển hình của chứng trào ngược dạ dày thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng khá là phổ biến ảnh hưởng đến mỗi người một cách khác nhau. Các triệu chứng có thể dao động từ nhẹ đến nặng, nếu không điều trị đúng cách thì rất có thể làm tổn thương thực quản, ngoài ra nó có thể tiến triển đến tiền ung thư (Barrett). Do đó, cần phải hiểu đúng bản chất của bệnh để tìm ra cách điều trị phù hợp.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Hầu hết người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản đều gặp các triệu chứng cổ họng nóng rát, ợ hơi, ợ chua, đắng miệng, buồn nôn và nôn,…. Chính vì những biểu hiện này mà đã có rất nhiều người nhầm lẫn bệnh trào ngược dạ dày thực quản với một số bệnh như viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm xoang mũi, viêm thanh quản… Như vậy, bạn cần chú ý đến những triệu chứng trên.

Vậy trào ngược dạ dày thực quản là bệnh gì?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) thực chất là tình trạng Acid và các chất chứa trong dạ dày (thức ăn, dịch mật,…) bị đẩy ngược trở lại thực quản, ống dẫn thức ăn và chất lỏng từ miệng đến dạ dày.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản?

Những nghiên cứu gần đây nhất đều chỉ ra rằng Stress là nguồn gốc của nhiều bệnh. Ngoài Stress, những thói quen sinh hoạt không khoa học và một số yếu tố khác… là những nguyên nhân gây ra bệnh và khiến cho bệnh trở nên trầm trọng.

1. Stress

Stess chính là thủ phạm giấu mặt gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản nhưng người bệnh không chú ý đến.

Khi bạn bị Stress kéo dài sẽ kích ứng các dây thần kinh của cơ thể huy động Cortisol. Cortisol này không chỉ dập tắt những phản ứng tự nhiễm bảo vệ dà dày mà còn gây tăng Acid HCl và Pepsine.

Pepsine làm tăng kích thích của trào ngược, nó phá hủy các chất nhầy bảo vệ bề mặt niêm mạc thực quản, gây áp lực lên cơ thắt thực quản dưới khiến chức năng cơ này yếu đi và triệu chứng trào ngược tăng lên.

Stress được coi là nguyên nhân chính gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

2. Thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học

Dạ dày là cơ quan dễ bị kích ứng sản sinh nhiều Acid. Do đó, thói quen ăn uống sinh hoạt không khoa học như: Ăn quá no, ăn đêm, ăn nhiều thức ăn nhanh, hoa quả giàu Acid… đã khiến cho các triệu chứng trào ngược dạ dày trở nên nặng hơn. Việc ăn đêm không chỉ khiến cân nặng của bạn tăng lên mà còn gây áp lực cho trương lực của cơ thắt thực quản dưới.

3. Viêm loét dạ dày, tá tràng sâu

Những vết viêm loét dạ dày tá tràng khi tiếp xúc với thức ăn, theo phản xạ tự nhiên sẽ tăng tiết Acid nhiều hơn, dễ trào ngược lên thực quản. Khi đó, dạ dày luôn ở tình trạng bị ứ trệ, tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới, khiến cơ này đóng mở bất thường, tạo điều kiện cho các chất dịch dạ dày, Acid HCl, thậm chí cả dịch mất trào lên ống thực quản.

4. Yếu tố bẩm sinh

Những yếu tố bẩm sinh như: chức năng cơ thắt thực quản dưới kém, bệnh nhân bị sa dạ dày, hay bệnh nhân có thoát vị cơ hoành, tai nạn… là một trong những nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản. Ở trẻ nhỏ, trào ngược dạ dày thường được cho là sinh lý bình thường. Triệu chứng điển hình là nôn trớ. Triệu chứng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn và sẽ mất hẳn khi trưởng thành.

Ngoài ra, béo phì cũng là một nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản cần lưu ý. Cân nặng gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới khiến trương lực của nó yếu đi khiến acid dạ dày và các chất dễ trào ngược hơn.

Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoGa Từ Mỹ

Nguồn:PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.