Trẻ Em Có Bị Hở Van Tim Hay Không ?

Chia sẻ

Bệnh Hở van tim là một trong những bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, nguyên nhân có thể do bẩm sinh hay do bệnh lý khác mang lại. Hở van tim bẩm sinh là một trong những dị tật bẩm sinh thường gặp phải ở trẻ nhỏ, ngay từ trong bào thai. Hở van tim có nên mổ không là một trong những điều mà nhiều bệnh nhân lo ngại bởi việc phẫu thuật không chỉ nguy hiểm mà còn có chi phí rất cao.

1. Bệnh tim bẩm sinh là gì ? 

Bệnh tim bẩm sinh là những dị dạng bất thường của tim xuất hiện ngay từ khi đứa trẻ mới sinh ra. Bất kỳ một cơ quan nào trong cơ thể cũng có nguy cơ bị dị dạng hay bất thường về cấu trúc nhưng những bất thường về cấu trúc tim mạch là những bất thường đáng chú ý nhất. Hiệu ứng bệnh lý của nó có thể nhân bản theo cấp số cộng và đôi khi có thể khiến trẻ tử vong ngay lập tức mà không thể cứu chữa được.

Hai bệnh thường gặp nhất là Hẹp van timHở van tim

  1. Khi lá van trở nên dày và cứng thì khả năng mở của van bị hạn chế, gây cản trở dòng máu. Hiện tượng này gọi là hẹp van.
  2. Khi các lá van đóng lại không kín do giãn vòng van, thoái hóa, dính, co rút hoặc do dây chằng của van quá dài… Khi đó dòng máu không chỉ chảy theo một chiều mà bị trào ngược trở lại buồng tim trước đó. Hiện tượng này được gọi là hở van.

Tim bẩm sinh 

2 . Các triệu chứng của bệnh tim bẩm sinh 

Bệnh tim bẩm sinh nếu không được phát hiện sớm có thể gây tử vong do rối loạn tuần hoàn cấp tính. Nếu phát hiện trẻ có những triệu chứng khác lạ dưới đây thì bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trong một số trường hợp, các triệu chứng của khuyết tật tim bẩm sinh có thể không xuất hiện cho đến ngay sau khi sinh. Trẻ sơ sinh bị khuyết tật tim có thể gặp:

  1. Môi, da, ngón tay và ngón chân hơi xanh
  2. Khó thở hoặc thở nhanh
  3. Khó khăn khi cho ăn
  4. Cân nặng khi sinh thấp
  5. Đau ngực
  6. Tăng trưởng chậm

Khó khăn khi cho trẻ ăn 

Trong các trường hợp khác, các triệu chứng của khuyết tật tim bẩm sinh có thể không xuất hiện cho đến nhiều năm sau khi sinh. Khi các triệu chứng khi phát triển có thể bao gồm:

  1. Nhịp tim bất thường
  2. Chóng mặt
  3. Khó thở
  4. Dễ ngất xỉu
  5. Sưng tấy
  6. Mệt mỏi

Các dị tật tim bẩm sinh cũng thường đi kèm với các bệnh lý có liên quan đến đột biến nhiễm sắc thể như hội chứng Down, thiếu hoặc thừa ngón chân, sứt môi… Do đó, trong những trường hợp này trẻ cần được theo dõi kỹ, sát sao để sớm phát hiện những dị tật tim bẩm sinh nếu có.

3. Cách phòng ngừa bệnh 

Việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp giảm nguy cơ các bé mắc bệnh tim bẩm sinh : 

  1. Tiêm vắc-xin phòng bệnh Rubella hoặc sởi trước thai kỳ
  2. Trong 3 tháng đầu mang thai, cần phải chú ý  bổ sung chất dinh dưỡng và tham gia hoạt động ngoài trời.
  3. Nếu người mẹ có các bệnh lý chuyển hóa như: đái tháo đường, lupus ban đỏ lan tỏa.. thì cần được điều trị.
  4. Ngay từ khi mang thai, các mẹ bầu cần lưu ý đi tim thai định kỳ tại các phòng khám tim mạch để phát hiện ra bệnh và đưa ra những phương pháp điều trị kịp thời nhất cho bé. 
  5. Khi có kế hoạch mang thai, hãy nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc kê toa hoặc thuốc không kê đơn nào mà bạn đang dùng.
  6. Kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân, béo phì: Bởi đây cũng là một gánh nặng cho tim. Đo dó, để có một trái tim khỏe mạnh hãy kiểm soát cân nặng bằng cách tập thể dục mỗi ngày, sinh hoạt điều độ với chế độ ăn khoa học.
  7. Trong suốt thời gian mang thai, mẹ không được uống rượu bia, hút thuốc lá và các loại thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. 

XEM THÊM: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Hở Van Tim Với Bộ Ba Dược Thảo PyLoHo Từ Mỹ

Nguồn : PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.