Chào bạn!
Tăng mỡ máu ở phụ nữ có thai là chuyện hoàn toàn bình thường mà bà bầu nào cũng có thể trải qua. Tuy nhiên hiện có nhiều bằng chứng cho thấy việc tăng mỡ máu đặc trưng bởi tổng Cholesterol, LDL mật độ nhỏ cao và Cholesterol tốt thấp đã làm tăng nguy cơ sinh sản bất lợi và dễ gặp các vấn đề về tim mạch.
Thai kỳ và mức Cholesterol
Phụ nữ mang thai có nồng độ cholesterol cao hơn so với bình thường là điều hoàn toàn tự nhiên.
Nguyên nhân là trong quá trình mang thai, các Hormon sẽ kích thích gan tăng mức sản xuất Cholesterol, kích thích màng tế bào, nội tiết tố…. là rất cần thiết cho sự phát triển khoẻ mạnh của thai nhi.
Do đó nếu xét nghiệm Cholesterol trong máu của thai phụ cao hơn một chút so với bình thường thì cũng không nên lo lắng.
Tuy nhiên nếu mức tăng này quá cao thì thai phụ cần thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng, cách sinh hoạt hàng ngày hoặc sử dụng thuốc trong trường hợp cần thiết.
Tăng mỡ máu ở phụ nữ có thai
Khi mang thai các trị số mỡ máu sẽ cao hơn bình thường.
Lipoprotein là yếu tố quan trọng quyết định sự tiến triển của bệnh tim mạch. Lipoprotein cũng gây nguy cơ rối loạn mỡ máu cao.
Rối loạn Lipid máu trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ bào thai chậm phát triển và sinh non, gia tăng bệnh lý về tim mạch sau này.
Việc tăng mỡ máu ở phụ nữ có thai là chuyện bình thường nhưng vẫn cần kiểm soát mỡ máu ở mức độ ổn định. Tránh nguy cơ tăng mỡ máu quá cao do thói quen ít vận động hoặc dung nạp quá nhiều dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Biện pháp chống tăng mỡ máu máu khi mang thai
Để chống tăng mỡ máu ở phụ nữ có thai, chị em cần vận động hàng ngày, tránh ngồi một khiến lượng mỡ tích tụ lại trong cơ thể. Cần vận động thường xuyên vào buổi sáng để cơ thể hấp thụ vitamin D tốt cho sự phát triển của thai nhi và phòng loãng xương sau sinh.
Tránh ăn liên tục các thực phẩm có chữa nhiều Cholesterol như mỡ động vật, thịt đỏ (thịt bò, thịt chó, dê…), hạn chế phủ tạng động vật (lòng, óc, gan,..). Không hút thuốc lá và uống rượu bia.
Bạn cần tiến hành khám thai định kỳ, khám huyết áp, xét nghiệm mỡ máu để phát hiện sớm những bệnh lý nguy hiểm nhằm kịp thời xử lý. Trường hợp cần dùng thuốc hạ mỡ máu hay các thuốc điều trị các bệnh lý khác cần có sự chỉ định và theo dõi cụ thể của bác sĩ, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Chúc các bạn luôn vui khỏe!
Nguồn : PyLoRa.com