Suy tuyến giáp là một căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi do tuyến giáp không sản xuất đủ các hormone cần thiết theo nhu cầu của cơ thể. Nếu không phát hiện bệnh kịp thời rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là 7 biến chứng của bệnh suy giáp được Pylogiap.com tổng hợp.
Bướu cổ:
Bướu cổ là tình trạng khi tuyến giáp cố gắng sản xuất ra nhiều hormone hơn nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên điều này có thể khiến kích thước của tuyến giáp phình to quá mức, dẫn đến bướu cổ. Bệnh bướu cổ có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến việc nuốt thức ăn, gây khó chịu và mất thẩm mỹ.
Bệnh bướu cổ là một trong số 7 biến chứng của bệnh suy giáp gây khó khăn cho người bệnh khi ăn uống và vẻ đẹp bên ngoài
Các bệnh về tim:
Khi mắc bệnh suy tuyến giáp có thể làm tăng nguy cơ biến chứng về tim rất cao. Nguyên nhân chủ yếu bởi vì hàm lượng lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) đang tăng cao – đây là một loại cholesterol “xấu” khiến suy giảm chức năng co bóp của tim, dẫn đến một số chứng bệnh về tim như suy tim, tim to… Ngoài ra, khi bệnh càng nặng thì nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể càng cao, gây xơ vữa động mạch, xơ cứng động mạch… thậm chí là tai biến mạch máu não.
Bệnh thần kinh ngoại biên:
Thần kinh ngoại biên là bệnh lý suy giảm chức năng tuyến giáp kéo dài do không được phát hiện và điều trị. Một số dấu hiệu thường gặp ở bệnh thần kinh ngoại biên bạn nên để ý như đau, tê và ngứa ran ở nhiều khu vực trên cơ thể, hoặc có thể bị mất kiểm soát cơ bắp.
Phù niêm:
Phù niêm được xem là bệnh lý rất hiếm gặp, tuy nhiên một khi đã mắc phải thì có thể đe dọa không nhỏ đến tính mạng của người bệnh. Bệnh phù niêm xảy ra khi suy tuyến giáp đã ở trong giai đoạn rất nặng trong thời gian dài. Thông thường bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như dễ bị lạnh, mệt mỏi quá mức, buồn ngủ, căng thẳng nếu kéo dài có thể dẫn tới hôn mê sâu và mất tri giác…
Phù niêm sẽ khiến tay chân người bệnh sưng vù và mất cảm giác
Các vấn đề về thần kinh:
Như đã đề cập đến ở trên, bệnh suy tuyến giáp nếu không được điều trị nhanh chóng có thể ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng tâm thần, cụ thể trầm cảm là biến chứng xảy ra trước tiên. Tuy mới đầu chứng trầm cảm chỉ ở mức nhẹ nhưng nếu bệnh tình triển biến xấu đi, có thể khiến chứng trầm cảm trở nên nặng hơn, đồng nghĩa với việc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần của người bệnh.
Vô sinh:
Có thể nói vô sinh là một biến chứng của suy giáp gây tổn thương sâu sắc nhất đến người bệnh. Bởi lẽ khi mắc bệnh suy giáp, nồng độ hormone trong tuyến giáp thấp sẽ làm cản trở sự rụng trứng, từ đó vô tình làm suy giảm khả năng thụ thai của phụ nữ. Mặt khác, cho dù bạn được điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp thì vẫn không thể đảm bảo khôi phục hoàn toàn chức năng sinh sản mà cần kết hợp với nhiều biện pháp can thiệp khác.
Vô sinh là biến chứng nặng nề do bệnh suy giáp gây ra
Dị tật bẩm sinh:
Theo nghiên cứu, người mẹ mắc bệnh suy tuyến giáp có khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh cao hơn so với những trẻ sinh ra từ các bà mẹ khỏe mạnh. Thậm chí còn có thể liên quan đến vấn đề về trí tuệ và phát triển nghiêm trọng. Nguyên nhân là vì các Hormone tuyến giáp có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành và phát triển của não bộ.
Tuy nhiên hiện nay nếu trẻ sơ sinh được điều trị kịp thời trong những tháng đầu đời sẽ có cơ hội phát triển bình thường cao.
Làm thế nào để ngăn ngừa được bệnh suy giáp?
→ Không hút thuốc, sử dụng nhiều chất kích thích như cafe, rượu, bia…
→ Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu iốt, gồm muối, hải sản, rau có màu xanh đậm…
→ Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, kết hợp với rèn luyện thể chất mỗi ngày.
→ Đảm bảo ngủ đủ giấc.
→ Kiểm tra, xét nghiệm chức năng của tuyến giáp định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện bệnh.
→ Bổ sung đủ lượng protein và axit béo cho cơ thể để tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể cũng như giúp lưu thông máu.
→ Tuyệt đối tránh các nhóm thực phẩm chứa nhiều đường, mỡ động vật, bắp cải, đậu nành.
→ Sử dụng các loại gia vị có tính kích thích trong bữa ăn hằng ngày như tiêu, gừng, ớt, quế… nhằm gia tăng thân nhiệt, cải thiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.
Bài viết trên đây là tổng quan về 7 biến chứng của bệnh suy giáp bạn nên biết và hiểu rõ. Hy vọng Pylogiap.com đã cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn nhé.
Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Suy Giáp Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoGiap Từ Mỹ
Nguồn: PyLoRa.com