Bướu Cổ Trong Lúc Mang Thai Nên Làm Gì

Chia sẻ

Bướu cổ hay còn gọi là bướu tuyến giáp, là một trong những bệnh lý rối loạn nội tiết tuyến giáp rất phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bị bệnh bướu cổ ít nhiều đều sẽ có ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, cũng không nên quá lo lắng mà hãy tìm hiểu xem có thể bảo vệ thai bằng cách nào.

Uống thuốc bướu cổ có ảnh hưởng đến thai nhi?

Nếu mang thai ngoài ý muốn trong thời gian điều trị bướu cổ thì mẹ bầu hoàn toàn có thể giữ lại thai. Lúc này, mẹ bầu cần phải thường xuyên đi khám ở bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn và theo dõi sự phát triển của thai nhi một cách sát sao. Tuy nhiên, mẹ bầu lo sợ bướu cổ có ảnh hưởng đến thai nhi và muốn bỏ thai thì cần phải xem xét lại mức độ mắc bệnh và nghe theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.

Đa số các trường hợp bướu cổ có ảnh hưởng đến thai nhi rất lớn. Chính vì thế chị em không nên mang thai ở giai đoạn điều trị bệnh bướu cổ. Nhưng lỡ mang thai khi bị bướu cổ, chị em cần dùng các loại kháng giáp tổng hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hầu hết các thuốc kháng giáp tổng hợp như Methylthiouracil (MTU), Methimazol, Carbimazol, Thyrozol, Propylthiouracil (PTU) đều có tính độc nguy hiểm là gây suy giáp thai nhi. Riêng Propylthiouracil PTU ít qua nhau thai hơn nên mức độ độc thấp hơn.

Bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bầu bị bướu cổ dùng PTU (ít thấm vào thai) và chỉ dùng với liều thấp nhất có hiệu lực. Việc điều trị bướu cổ trong giai đoạn mang thai nhất thiết phải có bác sĩ chuyên khoa theo dõi.

Trường hợp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả thì có thể điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật bướu giáp. Phương pháp này ít được áp dụng vì việc mổ liên quan đến gây mê, không có lợi cho thai nhi trong bụng mẹ. Bướu cổ khi mang thai cũng không chữa bằng Iod – phóng xạ, vì Iod – phóng xạ có thể vào thai, phá hủy tuyến giáp của thai nhi gây suy giáp cho trẻ vĩnh viễn.

Hạn chế bướu cổ có ảnh hưởng đến thai nhi bằng chế độ ăn uống

Mẹ bầu mang thai bị bướu cổ nên bổ sung các thực phẩm sau vào chế độ ăn uống hàng ngày để góp phần ngăn chặn sự phát triển của bệnh.

  • Cá biển: Các loại cá biển béo và nhiều dầu như: cá hồi, cá trích… là nguồn dồi dào cung cấp Vitamin A, rất có lợi cho bệnh nhân bướu cổ.
  • Hải sản: Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân bướu cổ cần tăng cường hấp thụ i-ốt từ muối và các hải sản chứa hàm lượng i-ốt cao như tôm, cua, sò, ngao, hải tảo… nhằm ngăn ngừa và đẩy lùi sự phát triển của bướu.
  • Các loại sữa, pho mát:  Sữa chua, pho mát cũng như các sản phẩm khác từ sữa bò cung cấp cho cơ thể hàm lượng cao i-ốt, Canxi, Vitamin B và Protein, rất tốt cho người bị bướu cổ.
  • Các loại đậu: Nhiều loại đậu như đậu tây, đậu xanh, đậu hà lan…không những là nguồn cung cấp lượng lớn chất xơ mà còn bổ sung i-ốt cho cơ thể. Chúng rất tốt cho mẹ bầu bị bướu cổ.
  • Khoai tây: Đây là một trong những loại rau củ chứa nhiều i-ốt nhất. Tuy nhiên, mẹ bầu nhớ chọn kỹ khoai tây chưa mọc mầm và không bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu nhé.
  • Các loại củ quả có màu vàng và rau xanh sẫm: Các loại củ quả có màu vàng như cam quýt, cà rốt, khoai lang rất giàu vitamin A, giúp cải thiện bướu cổ ở bà bầu hiệu quả. Các loại rau sẫm màu như rau diếp, cải xoong chứa nhiều Vitamin và hoạt chất Senevol, cũng được khuyên dùng trong điều trị bướu cổ.

Mẹ bầu bị bệnh bướu cổ không nên lo lắng quá. Hãy giữ tinh thần thoải mái và vui vẻ, ngủ nghỉ đầy đủ và hợp lý. Đồng thời thường xuyên tập luyện thể dục thể thao như đi bộ nhẹ, Yoga nhằm tăng sức đề kháng cơ thể, từ đó khắc phục bệnh tật hiệu quả.

Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Bướu Giáp Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoRoss Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.