Cây Chút Chít Là Gì? Nguồn Gốc Và Công Dụng

Chia sẻ

Cây Chút Chít thuộc loài cây thuốc nam quý hỗ trợ điều trị rất nhiều loại bệnh. Vậy bạn đã biết cây Chút Chít là gì, nguồn gốc và công dụng chủ yếu của chúng chưa? Theo dõi bài viết dưới đây từ Pylogiap.com để có thêm nhiều thông tin thú vị về cây Chút Chít nhé.

Nguồn gốc của cây Chút Chít là gì?

Cây Chút Chít còn có tên khoa học là Rumex wallichii Meissn, thuộc họ Rau Răm. Đây là loài cây thân thảo sống lâu năm, phát triển rất phổ biến ở khu vực nhiều bãi cỏ nằm trong địa phận Châu Âu. Lá của cây có thể sử dụng như một loại rau ăn lá. 

Phần thân của cây Chút Chít mảnh khảnh, độ cao trung bình là 60cm, thân chứa nhiều nước. Phần rễ lâu năm mọc sâu xuống lòng đất. Hoa của cây Chút Chít mọc theo cụm dạng xoắn màu lục ánh đỏ, nở nhiều vào giai đoạn tháng 6 và tháng 7. Trong khi đó, phần lá của cây có dạng thuôn dài khoảng 7–15cm, hình gần giống mũi tên, nhọn ở chóp, có cuống lá rất dài. 

Khi hoa lớn dần về kích thước, chúng sẽ đổi sang màu ánh tía. Hạt khi chín có màu nâu và sáng. Đặc biệt nhờ đặc tính chua nhẹ, lá của cây Chút Chít có thể dùng chế biến nhiều món ăn để tăng thêm hương vị.

Cây Chút Chít thuộc dòng cây thuốc nam sống lâu năm, được tìm thấy nhiều ở các nước Châu Âu

Thành phần hóa học của cây Chút Chít:

Thành phần chính có trong cây Chút Chít là axit oxalic. Loại chất này nằm chủ yếu ở lá và thân cây. Axit oxalic là một chất hỗ trợ điều trị rất tốt cho nhiều căn bệnh, nhất là nhuận tràng. Tuy nhiên cũng chính vì chất này mà cây Chút Chít không khuyến khích sử dụng đối với những người bị bệnh thấp khớp, sỏi thận hay sỏi mật. 

Điều trị bệnh tật bằng cây Chút Chít vừa lành tính, an toàn vừa mang lại hiệu quả cao

Phân bố và thu hoạch:

Theo nghiên cứu, cây Chút Chít mọc hoang ở khắp mọi nơi, đặc biệt là ven bờ ruộng, rãnh mương không có nước. Cây phát triển đều bắt đầu từ tháng 11 – 12 hằng năm cho đến tháng 6. Nếu cây được trồng và chăm sóc tốt thì thân và củ của nó rất to. Phần củ này có thể được đào lên vào mùa thu, sau đó phơi khô dùng làm thuốc.

Cây chút chít nổi bật với vị chua đắng đặc trưng, tính lạnh, do đó có tác dụng giải nhiệt, lương huyết, nhuận tràng, sát trùng, chữa táo bón, mụn nhọt, hắc lào, ứ huyết sưng đau…

Tác dụng chữa bệnh của cây Chút Chít:

→ Điều trị mẩn ngứa: Sử dụng 15gram lá cây Chút Chít tươi, sau đó rửa sạch rồi giã nát. Tiến hành chà xát vào nơi bị ngứa, rồi rửa lại và lau khô. Để có hiệu quả nhanh bạn nên làm 2 lần/ ngày.

→ Điều trị hiệu quả mụn nhọt chưa vỡ mủ: Đem 15gram rễ cây Chút Chít rửa sạch, sau đó thái mỏng, hòa chung với một ít dấm rồi đắp vào nốt mụn nhọt trên cơ thể trong  1-2 tiếng. Đắp liên tục 3 ngày, ngày làm 2 lần. 

→ Chữa trị táo bón: Lấy hỗn hợp 4gram rễ cây Chút Chít, 4gram cam thảo mang đi rửa sạch, hòa chung với 3 bát nước và sắc cho đến khi cô lại chỉ còn 1 bát. Uống trong 3 ngày, ngày 2 lần, uống khi còn nóng.

→ Chữa ngứa có nhiễm trùng: Lấy rễ cây Chút Chít rửa sạch, giã nhuyễn rồi trộn cùng mỡ lợn và ít muối, sau đó bôi vào chỗ ngứa, ngày 2-3 lần.

→ Điều trị đại tiện ra máu: Chuẩn bị rễ cây Chút Chít, gừng và giấm. Rửa sạch rễ cây Chút Chít để nguyên vỏ, giã nhuyễn gừng, rồi đem sao đỏ, sau đó tẩm giấm đem sắc lấy nước uống trong ngày.

→ Chữa ngứa lâu năm: Lấy rễ cây Chút Chít tươi giã nát, vắt lấy nước cốt rồi trộn thêm bột khinh phấn tới khi thấy hỗn hợp sền sệt lại thì bôi vào chỗ ngứa 3-5 lần/ ngày.

→ Điều trị mụn trứng cá và ghẻ lở: Cho rễ cây Chút Chít vào bình ngâm chung với rượu trắng, để yên trong 10 ngày. Sau đó sử dụng bông gòn thấm dung dịch trên rồi chấm lên nốt mụn, vết ghẻ lở, mỗi ngày 1 lần, bạn sẽ thấy kết quả tốt.

→ Điều trị bệnh trĩ nội: Lấy 30 gram rễ cây Chút Chít tươi nấu cùng với 120gram thịt lợn ba chỉ đến khi nhừ thì lấy nước uống và ăn thịt.

→ Hỗ trợ chữa hắc lào: Dùng 90gram rễ cây Chút Chít đã phơi khô, ngâm với 600ml rượu gạo, lắc bình đều và ngâm trong 10 ngày. Lọc lấy nước bôi vào vùng da bị hắc lào, mỗi ngày 1 lần.

→ Điều trị đại tiện bí: Lấy 8-10 gram củ cây Chút Chít tươi rửa sạch, nhai sống nuốt lấy nước, có thể nhả bã hoặc không. 

→ Điều trị xuất huyết nội hoặc bầm tím do dị ứng: Dùng 30 gram rễ cây Chút Chít tươi sắc lấy nước uống. Hoặc dùng rễ đã nghiền mịn, pha với 9gram nước sôi để nguội, khuấy uống 2 lần/ ngày.

→ Điều trị viêm da thần kinh: Lấy 4gram rễ cây Chút Chít trộn cùng 6gram khô phàn và dấm, tán đều rồi bôi vào chỗ đau ngứa, bôi 1-2 lần/ ngày.

→ Nhuận tràng: Trộn hỗn hợp nguyên liệu gồm 0,5 gram bột cây Chút Chít, 0,3 gram bột cam thảo, 0,15 gram diêm sinh đã rửa và 0,04 gram bột hồi, thành viên nhỏ rồi  uống 1-2 viên/ ngày. Nên uống vào buổi tối.

Cây Chút Chít có khả năng trị hiệu quả các vết ngứa, lở ngoài da, mụn trứng cá 

Cây Chút Chít không phù hợp với ai?

→ Người bị hư hàn.

→ Người đang bị tiêu chảy.

Với những thông tin chi tiết về nguồn gốc, thành phần hóa học và tác dụng chính của cây Chút Chít ở trên, hy vọng đã cung cấp cho bạn đầy đủ các kiến thức cần thiết giải đáp thắc mắc cây Chút Chít là gì rồi nhé. Chúc bạn áp dụng thành công các bài thuốc trên.

Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Suy Giáp Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoGiap Từ Mỹ

Nguồn: PyLoRa.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.