Hầu hết mẹ bầu đều mắc chứng táo bón trong thai kỳ. Tuy nhiên, táo bón ở mẹ bầu thường ít được quan tâm do biểu hiện của căn bệnh này chưa quá trầm trọng. Vậy, táo bón có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi không?
Những triệu chứng táo bón ở mẹ bầu
Để biết được mẹ bầu có bị táo bón hay không thì cần dựa vào những triệu chứng sau:
Đối với mẹ bầu, bị táo bón thường chỉ đi đại tiện khoảng ba lần một tuần. Thậm chí, có những trường hợp là quá ba ngày mà mẹ bầu vẫn không đi đại tiện. Do đi đại tiện ít nên phân được tích tụ lại lâu trong ruột già gây mất nước khiến phân trở nên khô cứng, thành khối to. Do đó, khi đi đại tiện, mẹ bầu thường phải dùng nhiều sức để rặn mới tống phân ra ngoài được.
Ngoài ra, táo bón ở mẹ bầu có thể gây ra chảy máu khi đại tiện do phân cọ xát với niêm mạc hậu môn gây ra vết rách hoặc vết nứt.
Không những vậy, mẹ bầu thường có cảm giác chán ăn, ăn không ngon. Hay có những triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, suy nhược cơ thể và mệt mỏi kéo dài.
Với những biểu hiện tế nhị của bệnh táo bón, nhiều mẹ bầu thường khó nói gây ảnh hưởng không ít đến tâm lý và sức khỏe của mẹ bầu.
Những tác hại của táo bón ở mẹ bầu
Bệnh táo bón ở mẹ bầu không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà nó còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Do mẹ bầu bị táo bón thường phải rặn mạnh nên việc này làm tăng nguy cơ sảy thai, đẻ non. Bà bầu bị táo bón kéo dài trong thai kỳ có thể gây các bệnh như đại tràng, tim mạch hay bệnh trĩ.
Táo bón ở mẹ bầu khiến phân không được tống ra ngoài gây ra các độc tố bị tích tụ lâu trong ruột có thể hấp thụ ngược vào máu, gây nhiễm độc mãn tính. Ngoài ra, mẹ bầu bị táo bón hay bị căng thẳng, áp lực và cáu gắt.
Bệnh táo bón gây nhiều tác hại tới tâm lý và sức khỏe của mẹ bầu
Bệnh táo bón ở mẹ bầu cũng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi như suy dinh dưỡng hay giảm sức đề kháng của con.
Táo bón ở mẹ bầu gây suy giảm sức đề kháng của con
Táo bón trong thời kỳ mang thai chứa đựng nhiều hậu quả nghiêm trọng. Do đó, mẹ bầu và gia đình cần có những biện pháp phòng, chống kịp thời. Biện pháp tốt nhất là đến gặp bác sĩ để có những lời khuyên và các chữa trị đúng đắn cho cả mẹ và thai nhi.
Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Táo Bón Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoTip Từ Mỹ
Nguồn: PyLoRa.com