Hormone là một chất vô cùng quan trọng trong cơ thể, được tạo ra từ một hay nhiều tế bào. Nhiệm vụ chính của chúng liên quan đến việc hoạt động của các cơ quan chức năng. Vậy rối loạn hormone là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết như thế nào? Cùng Pylogiap.com tìm hiểu nhé.
Rối loạn hormone là gì?
Theo như các bạn đã biết về hormone đóng vai trò tương tự như một “người đưa thư”, được tiết ra từ các tế bào có trong cơ thể. Nhiệm vụ của chúng là gửi các tín hiệu thông qua đường máu từ tế bào hoặc cơ quan này đến các mô hay cơ quan khác, từ đó các cơ quan tiếp nhận tín hiệu sẽ tự động thực hiện chức năng của nó. Sau khi các tế bào tiếp nhận hormone đó chúng sẽ có phản ứng lại.
Theo các chuyên gia, hoạt động hormone có sự liên hệ mật thiết tới đa phần các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể. Ngoài ra, nó cũng giúp cho quá trình này diễn ra suôn sẻ và ổn định hơn. Có thể kể đến những hoạt động phổ biến mà hormone có liên quan đến như quá trình tăng trưởng và phát triển, chuyển hóa thức ăn, hay thực hiện trao đổi chất…
Bên cạnh đó, hormone còn đóng vai trò chủ yếu trong:
—> Tăng cường sự phát triển của những tế bào hay mô, thúc đẩy chức năng điều hòa giai đoạn sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
—> Liên quan đến quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Chẳng hạn như hỗ trợ chuyển hóa thức ăn thành những thành phần dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể…
—> Duy trì sự phát triển khỏe mạnh của cơ quan sinh sản, thực hiện chức năng tình dục
Vấn đề mất cân bằng nội tiết hay còn gọi là rối loạn hormone ngày càng xảy ra ở nhiều người hiện nay, việc này có nguy cơ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể, hay tác động xấu đến chức năng của các cơ quan hoạt động.
Rối loạn hormone có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe, tâm trạng của cơ thể
Nguyên nhân gây rối loạn hormone:
—> Thừa cân
—> Biếng ăn
—> Hệ quả của việc hóa trị và xạ trị.
—> Thường xuyên lo âu, căng thẳng.
—> Dùng thuốc tránh thai
—> Ăn uống không đủ chất.
—> Tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm, độc hại, môi trường sống ô nhiễm, ảnh hưởng từ thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…
—> Tiểu đường thuộc tuýp 1 và 2
—> Trong tuyến yên xuất hiện khối u.
—> Bị mắc bệnh bướu cổ.
—> Viêm tụy
—> Suy giáp
—> Cường giáp
—> Tăng đường huyết
—> Hạ đường huyết
—> Bệnh Addison
—> Hội chứng Turner
Một số dấu hiệu nhận biết rối loạn hormone:
Tùy vào giới tính mà rối loạn hormone sẽ có những biểu hiện khác nhau, chẳng hạn:
Đối với nữ giới:
Tóc và da có dấu hiệu mất cân bằng:
Tóc và da của bạn đang có dấu hiệu khô xơ, rụng gãy quá nhiều…có thể cho thấy bạn đang bị rối loạn hormone. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tuyến giáp. Bởi vì các hormone thường liên quan đến quá trình trao đổi chất nên khi gặp vấn đề về nội tiết tố, khả năng lớn tuyến giáp cũng sẽ bị ảnh hưởng theo, điển hình là bệnh suy giáp.
Tóc rụng nhiều, xơ rối là một trong các biểu hiện thường gặp nhất ở rối loạn hormone nữ
Cảm giác khó chịu, nóng trong người:
Mất cân bằng loại hormone mang tên cortisol là một trong những nguyên nhân gây ra cảm giác bứt rứt, khó chịu, nóng trong người. Triệu chứng này dễ xuất hiện ở đối tượng là phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh hay mãn kinh.
Ngoài ra, nếu nồng độ estrogen thay đổi, nhất là suy giảm, lúc này mạch máu dễ bị dãn ra, khiến cho nhiệt độ trên da tăng cao, tạo cảm giác nóng bức trong người lan ra khắp các bộ phận như vai, cổ, đầu…
Nổi mụn:
Mất căn bằng nội tiết tố được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới mụn nổi nhiều và khó điều trị. Lúc này, lượng bã nhờn tiết ra từ tuyến nhờn sinh ra dưới da sẽ khiến da bị bí tắc, hình thành mụn.
Đối với phụ nữ, rối loạn nội tiết tố androgen là vấn đề thường gặp gây ra mụn nổi nhiều. Nó cũng gây kích thích tuyến nhờn khiến bã nhờn tiết ra nhiều hơn. Khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi dầu nhờn, chúng sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, làm cho da có nguy cơ nhiễm trùng cao, phát triển thành mụn bọc nguy hiểm hơn.
Kinh nguyệt thất thường:
Rối loạn kinh nguyệt cũng là một vấn đề mà nhiều phụ nữ gặp phải, nhất là trong độ tuổi mới bắt đầu có kinh, hoặc mãn kinh. Một số triệu chứng thường thấy nhất là chu kỳ kinh không đều, lượng máu không ổn định lúc nhiều lúc ít, đau bụng trong thời gian hành kinh.
Ngoài ra, khi các loại hormone estrogen và progesterone bị thay đổi cũng dẫn đến các hoạt động sinh lý khác ảnh hưởng theo, kể cả thời gian rụng trứng, vì thế mà chu kỳ kinh nguyệt cũng thất thường theo.
Cân nặng tăng hoặc giảm đột ngột:
Bất cứ sự thay đổi nào về nội tiết chẳng hạn như hàm lượng cortisol, hormone tuyến giáp, hay insulin, estrogen tăng giảm đột ngột cũng đều là lý do khiến cân nặng thay đổi bất thường. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh có thể vô cùng thèm ăn hoặc ngược lại là chán ăn, biếng ăn. Trong đó, cơ chế chuyển hóa dinh dưỡng từ thức ăn cũng gặp khó khăn do hormone cortisol bị rối loạn, từ đó bạn không còn kiểm soát được trọng lượng của mình nữa.
Đối với nam giới:
—> Ngực bị căng
—> Loãng xương
—> Cương dương thất thường
—> Phát triển mô vú quá mức bình thường
—> Không còn ham muốn tình dục hay suy giảm chức năng sinh lý.
—> Số lượng tinh trùng suy giảm
—> Khối lượng cơ bắp bị giảm
Rối loạn hormone nam có thể khiến giảm ham muốn tình dục và chất lượng tinh trùng
Qua bài viết trên đây, Pylogiap.com hy vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin thực sự hữu ích cũng như giải đáp cho thắc mắc rối loạn hormone là gì, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết như thế nào nhé!
Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Suy Giáp Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoGiap Từ Mỹ
Nguồn: PyLoRa.com