Bệnh suy giáp có nguy hiểm không? là câu hỏi của không ít bệnh nhân khi nghe bác sĩ chẩn đoán mình mắc căn bệnh này. Nguyên do là họ không hiểu rõ suy giáp là gì, tình trạng này có thể gia tăng những nguy hiểm nào cho sức khỏe.
Suy giáp là gì?
Suy giáp
Suy giáp là thuật ngữ để chỉ tình trạng tuyến giáp hoạt động kém, không sản xuất đủ một số Hormone quan trọng cho cơ thể hoạt động. Thực tế, suy giáp làm rối loạn cân bằng phản ứng hóa học bình thường trong cơ thể bạn. Ở giai đoạn đầu, tình trạng suy giáp thường không gây ra các triệu chứng bất thường nào. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, suy giáp có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như béo phì, đau khớp, vô sinh, sinh con dị tật và bệnh tim…
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh dựa trên các xét nghiệm chức năng tuyến giáp. Suy giáp thường được điều trị bằng phương pháp bổ sung Hormone tuyến giáp tổng hợp. Bác sĩ sẽ căn cứ vào các triệu chứng biểu hiện của bệnh, mức độ thiếu hụt Hormone tuyến giáp để tìm ra liều bổ sung phù hợp.
Bệnh suy giáp có nguy hiểm không?
Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh suy giáp có thể tiến triển xấu và gây ra vô số biến chứng. Thế nên câu trả lời cho câu hỏi: “Bệnh suy giáp có nguy hiểm không?” là “có”. Do đó, người bệnh suy giáp cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên để quản lý chứng bệnh này thật tốt, ngăn ngừa các biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những biến chứng của bệnh suy giáp bao gồm:
Bướu do suy giáp
– Bướu cổ: Việc kích thích liên tục khiến tuyến giáp phải tăng cường sản xuất nhiều Hormone hơn. Đây là nguyên nhân làm tuyến giáp tăng kích thước gây ra bệnh bướu cổ. Bệnh này lành tính, tuy nhiên khi bướu cổ lớn có thể ảnh hưởng đến thẩm mĩ cũng như việc nuốt thức ăn hoặc hô hấp gặp nhiều khó khăn.
Các bệnh lý về tim mạch
– Bệnh tim mạch: Suy giáp cũng có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh lí về tim mạch do hàm lượng Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) – vốn là các Cholesterol “xấu” – sẽ tăng cao khi tuyến giáp hoạt động kém. Thậm chí suy giáp cận lâm sàng, dạng bệnh lành tính hơn suy giáp, cũng có thể làm tăng tổng nồng độ Cholesterol và làm giảm khả năng co bóp của tim dẫn đến giãn buồng tim và suy tim.
Các bệnh về tâm lý, thần kinh
– Mắc các vấn đề về tâm thần: Những bệnh nhân suy giáp có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm rất cao. Không những thế, bệnh này còn làm chậm hoạt động chức năng tâm thần.
– Bệnh thần kinh ngoại biên: Suy giáp kéo dài không được chữa trị đúng cách có thể làm tổn thương hệ thần kinh ngoại biên gây ra các triệu chứng như: đau, tê và ngứa ran ở vùng bị ảnh hưởng bởi các tổn thương thần kinh. Nó cũng có thể gây yếu cơ hoặc mất kiểm soát các vùng cơ vận động.
– Chứng phù niêm: Biến chứng này xảy ra là do tình trạng suy giáp kéo dài mà không được chẩn đoán và điều trị sớm. Biểu hiện của bệnh là thân nhiệt không ổn định, khả năng chịu lạnh kém, hay cảm giác buồn ngủ, sau đó hôn mê sâu và mất tri giác. Tình trạng hôn mê do biến chứng phù niêm xảy ra có thể là do thuốc giảm đau, nhiễm trùng hoặc các bệnh lí khác. Nếu bệnh nhân phát hiện ra các triệu chứng nguy hiểm trên thì nên đến ngay bệnh viện để chữa trị khẩn cấp.
Nếu không được điều trị sớm, bệnh suy giáp sẽ dẫn tới những hậu quả tai hại, những biến chứng nặng nề trên nhiều cơ quan, trong đó có bệnh tim mạch, xơ vữa mạch máu, suy tim và có thể không còn khả năng phục hồi cho dù sau đó có điều trị bằng mọi phương pháp.
Xem thêm: Giải Pháp Đẩy Lùi Bệnh Suy Giáp Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoGiap Từ Mỹ
Nguồn: PyLoRa.com